Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ

Những Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ
Ngày đăng: 30/04/2014

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản. Tùy mục đích, quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim.

Nền chuồng nên rải trấu hoặc mạt cưa với độ dày 5–8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Điều quan trọng là chuồng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi.

Chim trĩ nuôi bình quân 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 - 80 trứng. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng mà thường đẻ nhờ vào tổ chim khác.

Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo, người nuôi thường dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim như cho ấp chung với gà hoặc ấp bằng máy ấp trứng. Việc ấp nở chim trĩ dễ dàng như ấp gà, vịt nên khả năng nhân rộng tổng đàn chim trĩ của các hộ nuôi là không mấy khó.

Với hiệu quả kinh tế khá cao, ngoài tiêu thụ như đặc sản tại các nhà hàng lớn, nhứt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thì chim trĩ còn là đối tượng chim cảnh được nhiều người yêu thích. Việc nhân nuôi chim trĩ là hướng chọn lựa nhiểu triển vọng.

Song để đảm bảo hiệu quả đầu tư, bà con nông dân cũng nên tham khảo, nắm vững kỹ thuật nuôi cũng như tìm hiểu các qui định của Nhà nước về nhân nuôi động vật hoang dã, để việc sản xuất kinh doanh chim trĩ thuận lợi hơn sau này.


Có thể bạn quan tâm

Mở rộng mô hình trồng khoai lang Nhật Mở rộng mô hình trồng khoai lang Nhật

Trạm Khuyến nông Châu Phú (An Giang) phối hợp Trạm Bảo vệ thực vật huyện và Công ty Chang Woo Jin (Hàn Quốc) đang vận động nông dân trồng khoai lang Nhật.

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 2)

Với cây ngô vụ đông, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại sau đây: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh sọc lá, bệnh lùn sọc đen...

15/09/2015
Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa (Phần 1)

Quy trình kỹ thuật này được áp dụng cho khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, trên chân đất sản xuất 2 vụ lúa.

15/09/2015
Nông dân lại tự phát trồng gừng Nông dân lại tự phát trồng gừng

Vài năm trở lại đây, do thấy lợi nhuận khá hấp dẫn nên không ít hộ dân ở nhiều nơi trong tỉnh Hậu Giang đã tự phát trồng gừng. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng không dễ mang lại hiệu quả kinh tế cao như người dân đã nghĩ.

15/09/2015
Sẵn sàng cho vụ mía mới Sẵn sàng cho vụ mía mới

Công tác điều hành quá trình tiêu thụ sản phẩm cho người dân đã và đang được các ngành chuyên môn, doanh nghiệp.

15/09/2015