Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ

Những Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ
Publish date: Wednesday. April 30th, 2014

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản. Tùy mục đích, quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim.

Nền chuồng nên rải trấu hoặc mạt cưa với độ dày 5–8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Điều quan trọng là chuồng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi.

Chim trĩ nuôi bình quân 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 - 80 trứng. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng mà thường đẻ nhờ vào tổ chim khác.

Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo, người nuôi thường dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim như cho ấp chung với gà hoặc ấp bằng máy ấp trứng. Việc ấp nở chim trĩ dễ dàng như ấp gà, vịt nên khả năng nhân rộng tổng đàn chim trĩ của các hộ nuôi là không mấy khó.

Với hiệu quả kinh tế khá cao, ngoài tiêu thụ như đặc sản tại các nhà hàng lớn, nhứt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thì chim trĩ còn là đối tượng chim cảnh được nhiều người yêu thích. Việc nhân nuôi chim trĩ là hướng chọn lựa nhiểu triển vọng.

Song để đảm bảo hiệu quả đầu tư, bà con nông dân cũng nên tham khảo, nắm vững kỹ thuật nuôi cũng như tìm hiểu các qui định của Nhà nước về nhân nuôi động vật hoang dã, để việc sản xuất kinh doanh chim trĩ thuận lợi hơn sau này.


Related news

Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh Tích cực ứng phó bệnh vàng lá gân xanh

Ngành chuyên môn cùng các nhà vườn ở địa bàn được xem như “thủ phủ” vườn trái cây có múi của tỉnh là huyện Châu Thành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp ứng phó với dịch bệnh vàng lá gân xanh đang hoành hành dữ dội.

Thursday. May 14th, 2015
Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học Nuôi lợn giỏi, cho 8 con học đại học

Ở tổ 7, phường Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), ai cũng thán phục ông Trần Thanh Cảnh là người nuôi lợn giỏi. Dù quy mô nuôi lợn không lớn, nhưng ông đã duy trì nghề nuôi lợn liên tục hơn 20 năm, không gây ô nhiễm môi trường, chưa lúc nào lỗ vốn.

Thursday. May 14th, 2015
Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn Giàu lên nhờ đặc sản cá thát lát, khô sặc rằn

Với bản chất cần cù, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, anh Võ Đình Chiến (SN 1975, ngụ ấp Bình Hiếu, xã Long Bình, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) đã thành công và vươn lên làm giàu bằng chính đặc sản quê nhà.

Thursday. May 14th, 2015
Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú Giỏi kỹ thuật, nhà nông thành tỷ phú

Nghề trồng hoa cây cảnh đã biến vùng đất nghèo vùng ven TP.Tuy Hòa (Phú Yên) trở nên trù phú với nhiều gương tỷ phú nông dân.

Thursday. May 14th, 2015
Yên Lập tích cực khắc phục khô hạn Yên Lập tích cực khắc phục khô hạn

Vụ chiêm xuân năm nay huyện Yên Lập gieo cấy 2.828ha lúa. Thời gian gần đây, do thời tiết nắng nóng kéo dài, không có mưa nên đã ảnh hưởng đến diện tích lúa và hoa màu. Gần 94ha lúa bị hạn khó khắc phục do không có nguồn nước; 263ha thiếu nước chủ yếu tập trung ở các xã như: Lương Sơn, Xuân Viên, Phúc Khánh, Xuân An, Đồng Lạc.

Thursday. May 14th, 2015