Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Trên Sông Vẫn Cho Hiệu Quả

Nuôi Cá Lồng Trên Sông Vẫn Cho Hiệu Quả
Ngày đăng: 13/06/2013

Nuôi cá lồng trên sông đã được thực hiện ở nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Bắc Ninh, phương pháp này có nhiều ưu điểm so với nuôi trong mặt ao, đặc biệt là ở chất lượng thịt cá. Điều kiện nuôi cá lồng là vùng nước tĩnh, những khúc quanh và không ảnh hưởng tới giao thông đường thủy.

Tại Bắc Ninh, lưu vực sông Đuống được đánh giá là có thể triển khai nuôi cá lồng khá tốt do môi trường nước chưa bị ô nhiễm. Trung bình, mỗi lồng có thể tích 108m3, dạng hình khối chữ nhật, khung lồng được làm bằng sắt, lưới bao quanh lồng dệt bằng sợi dù, mật độ thả từ 40 - 90 con/m3 tùy loại. Nếu chăm sóc tốt, mỗi lồng cá có thể cho thu hoạch 4,5 - 5 tấn/vụ nuôi.

Ông Cao Thanh Khương, thôn Cáp Điền, xã Trung Kênh (Gia Bình) là người đầu tiên đưa mô hình này về trên khúc sông Thái Bình quê hương. Năm 2011, sau khi đi tham quan các mô hình nuôi cá lồng ở bờ sông phía bên của tỉnh Hải Dương, ông nhận thấy, khúc sông này rất thuận lợi để phát triển nuôi các loại cá khác nhau. Từ những thử nghiệm ban đầu ở 8 lồng cá, đến nay ông đã xây dựng khoanh vùng 17 lồng với nhiều loại cá khác nhau như: Rô phi, điêu hồng, trắm đen, trắng, chép đến các loại cá đặc sản như cá lăng, cá vược. Mỗi lồng, thả từ 5000 - 7000 con giống, sau khoảng 6 tháng đối với cá rô phi, cho đến 2 năm đối với cá lăng là bắt đầu thu hoạch.

Do tận dụng môi trường tự nhiên, nên chất lượng thịt cá thơm ngon được khách hàng ưa chuộng, vì vậy, đầu ra của sản phẩm hết sức ổn định. Hiện nay, giá bán một lồng cá rô phi khoảng 200 triệu đồng/lồng, còn các loại cá giá trị như cá lăng cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/lồng. Học tập mô hình của ông Khương, trên đoạn sông này đã có 4 hộ thử nghiệm nuôi cá lồng và doanh thu hàng tỷ đồng cho một năm nuôi cá không phải là điều quá khó. Tuy nhiên, chi phí ban đầu người dân bỏ ra tương đối cao, khoảng 40 - 50 triệu đồng/lồng chưa kể các chi phí về phao nâng, lưới...

Theo kinh nghiệm của ông Khương, khó khăn lớn nhất của những người mới nuôi cá lồng là ở kỹ thuật chăm sóc. Trong suốt quá trình nuôi, có những vụ ông thắng lớn khi tỷ lệ cá sống đến 90%, nhưng cũng có những vụ gần như mất trắng vì bệnh dịch. Sau những bài học thực tế, ông đã biết cách phòng, trị bệnh và xử lý nguồn nước bảo đảm an toàn cho đàn cá.

Theo hướng dẫn của các cán bộ thủy sản, để có được hiệu quả cao, người nuôi cần làm tốt việc chuẩn bị lồng bè, chọn giống, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật cho cá ăn và quản lý thức ăn dư thừa ở các giai đoạn cá phát triển. Bên cạnh đó, cần chọn mua giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, cá khỏe mạnh, cỡ cá đồng đều, sử dụng thức ăn của những doanh nghiệp có uy tín, có đầy đủ các thành phần cơ bản, bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid...

Nhận thấy những lợi ích từ việc nuôi cá lồng trên sông và hiệu quả thực tế mà mô hình này mang lại, Chi cục Thủy sản đã triển khai đề tài Nuôi cá lồng trên sông Đuống, thí điểm tại thôn Thụy Mão, xã Mão Điền (Thuận Thành). Dự án được triển khai sẽ góp phần nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông, là cơ sở tin cậy để những hộ nuôi có nguồn tham vấn khi triển khai tại cơ sở sản xuất của mình.


Có thể bạn quan tâm

Giá Cá Tra “Rơi Tự Do”, Người Nuôi Điêu Đứng Giá Cá Tra “Rơi Tự Do”, Người Nuôi Điêu Đứng

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

05/06/2014
Khai Thác Thủy Sản Cả Tỉnh Khánh Hòa Trong 5 Tháng Đầu Năm Được Hơn 32.000 Tấn Khai Thác Thủy Sản Cả Tỉnh Khánh Hòa Trong 5 Tháng Đầu Năm Được Hơn 32.000 Tấn

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

05/06/2014
Nghề Nuôi Nhím Và Sự Suy Thoái Nghề Nuôi Nhím Và Sự Suy Thoái

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.

05/06/2014
Tái Canh Cây Cà Phê Quy Trình Mới Trên Đất Cũ Tái Canh Cây Cà Phê Quy Trình Mới Trên Đất Cũ

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

05/06/2014
Hơn 10 Ha Mì Bị Bệnh Thối Củ Hơn 10 Ha Mì Bị Bệnh Thối Củ

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

05/06/2014