Những Điều Chú Ý Khi Nuôi Cá Rô Phi Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới người dân nuôi trồng thủy sản dùng thức ăn công nghiệp để nuôi cá rô phi. Cũng có rất nhiều hãng thức ăn đã SX những món ăn công nghiệp riêng cho loại cá này, Trung tâm KN Hà Nội đã nuôi thử nghiệm cá rô phi trong 40 ngày ở 2 mật độ 2,5 và 4 con/m2, diện tích các ao từ 956 – 962m2, bằng hai loại thức ăn công nghiệp.
Loại 1:
Thức ăn viên của hãng "Con cò" có thành phần thức ăn ghi trên bao bì hàng hóa là 20% đạm, 5% chất xơ, 12% can xi, 1% phốt pho, 0,8% muối, độ ẩm 12%.
Thức ăn chỉ có 1 cỡ với đường kính 3mm, dài 6 – 8mm.
Loại 2:
Thức ăn viên do Viện Nghiên cứu NTTS I sản xuất, có thành phần đạm 20%, 5% chất xơ, 1% vitamin tổng hợp, độ ẩm 12%.
Có 2 cỡ thức ăn: – Cỡ đường kính 1 – 2mm, dài 3–5mm để nuôi cá cỡ nhỏ. – Cỡ đường kính 3 – 4mm, dài 6–10mm để nuôi cá cỡ lớn.
Việc nuôi cá rô phi bằng thức ăn công nghiệp tuy đầu tư tốn kém ban đầu do phải mua thức ăn, nhưng lại cho năng suất cao hơn, lãi nhiều hơn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
– Phải đảm bảo chất lượng thức ăn tốt, không bị ẩm mốc.
– Nuôi mật độ cá rô phi 4 con/m2 cho kết quả cao hơn so với mật độ 2,5 con/m2 nhưng phải có biện pháp tăng cường oxy cho nước ao bằng cách bơm sục nước mới cho ao nuôi cá rô phi, chống hiện tượng cá nổi đầu.
– Cần thu tỉa cá thịt cỡ lớn để nâng cao qui cỡ và tỷ lệ đồng đều.
Cách cho ăn:
Hàng ngày nên cho cá ăn 2 lần (sáng sớm và chiều tối), lượng thức ăn mỗi ngày thay đổi theo từng tháng nuôi, tháng đầu bằng 7% khối lượng cá trong cao; tháng thứ 2 là 5%, tháng thứ 3 là 3%, những tháng sau là 2%.
Người nuôi phải ghi chép lượng cá giống thả ban đầu và kết quả kiểm tra cá hàng ngày của những tháng tiếp theo.
Nên cho cá ăn ở những nơi cố định và để thức ăn vào sàn bằng tre, gỗ có đáy bằng phẳng đặt cách đáy ao 20 – 30cm.
Có thể bạn quan tâm

Các loài cá rô phi (Oreochromis sp.) đều thành thục và sinh sản rất sớm (5-7 tháng tuổi). Chúng lại có khả năng sinh sản nhiều đợt trong năm với điều kiện bình thường của ao nuôi. Đặc tính đó đã dẫn đến kích cỡ cá thịt khi thu hoạch không đồng đều do ta không khống chế được mật độ quần đàn, vì vậy hiệu quả kinh tế thấp.

Hiện nay, có nhiều giống rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi và được thị trường ưa chuộng, trong đó có giống rô phi đơn tính Đường Nghiệp của Phillipin. Giống rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp có tỷ lệ đực cao, có thể đạt 100%. Chúng có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn, đầu nhỏ, lưng cao, tỷ lệ thịt nhiều, mùi vị thơm ngon, có giá trị cao, phục vụ nội địa và xuất khẩu.

Cá rô phi hồng có thể sống được ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn (chịu được độ mặn dưới 28%o. Cá nuôi ở nhiệt độ bình thường 20-30oC, dưới 15-18oC cáá không ăn và có hiện tượng chết, pH 5-8,5.

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái do cá cái trong thời gian ấp trứng thường nhịn ăn. Nếu trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng thức ăn cá đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn.

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3 –4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.