Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Các Loài Cá Khác?

Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.
Tất nhiên là việc chọn những loài cá nào để nuôi ghép, tỷ lệ ghép bao nhiêu là hợp lý… phải phụ thuộc vào điều kiện ao hồ, nguồn thức ăn và phân bón, nguồn cung cấp cá giống của địa phương …nếu muốn nuôi ghép cá rô phi với những loài cá khác, bạn có thể dùng một trong những công thức sau đây:
* Ở ao nước tĩnh
1) Công thức nuôi cá trắm cỏ là chính: trắm cỏ 45%, mè trắng 20%, mè hoa 2%, trôi 18%, chép 4%, rô phi 6%, trê lai 5%.
2) Công thức nuôi cá rô phi là chính: rô phi 40%, mè trắng 20%, mè hoa 5%, trôi 20%, trắm cỏ 4%, chép 6%, trê lai 5%.
* Ở ao nước chảy (nhờ dẫn nước sông, suối, hồ chứa, kênh mương …để tạo dòng nước chảy trong ao) nên nuôi cá trắm cỏ là chính với hai công thức:
1) Trắm cỏ 90%, rô phi 10%.
2) Trắm cỏ 80%, rô phi 10%, còn lại là trôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo nghiên cứu mới được công bố trên The Journal of Fish Diseases, các chương trình nhân giống chọn lọc có tiềm năng đáng kể để làm cho cá rô phi

Để tạo ra nguồn cá giống cung ứng cho người nuôi cá thịt, hiện nay nhiều nơi nuôi rô phi, điêu hồng đẻ bán cá bột, vừa nhẹ công chăm sóc, chi phí ít lại lấy vốn

Một báo cáo mới đây đã công bố bệnh Edwardsiellosis gây ra bởi một chủng E. ictaluri mới nổi đang ảnh hưởng tới cá rô phi lai (Oreochromis sp.)

Mô hình nuôi kết hợp tôm và cá rô phi ở Việt Nam đã được ứng dụng và phát triển ở các dạng khác nhau như: nuôi cá rô phi tận dụng nước nuôi tôm, nuôi cá rô phi

Hiện nay, người nuôi cá rô phi đang phải đối mặt với dịch bệnh do virus và vi khuẩn gây ra; nhiều giải pháp đã được áp dụng trong đó có việc ứng dụng vaccine