Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Cá Rô Phi Trên Quy Mô Lớn

Nuôi Cá Rô Phi Trên Quy Mô Lớn
Ngày đăng: 30/07/2014

Rất hoan nghênh ý tưởng mạnh bạo của bạn. Bạn có thể tham khảo kết quả thực nghiệm sau đây về nuôi cá rô phi cao sản với các qui mô lớn nhỏ khác nhau ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) trong năm 1997.

Nuôi cá rô phi cao sản với 3 qui mô: nhỏ (diện tích dưới 1.000m2), vừa (diện tích dưới 4.000m2) và lớn (diện tích trên 10.000m2). Nuôi ở qui mô nhỏ có thể đạt 20 – 24 tấn/ha/năm (với 3 vòng nuôi cá thịt); còn ở qui mô vừa và lớn, năng suất đạt từ 16 – 18 tấn/ha/năm (với 2 vòng cá thịt, 1 vòng cá giống).

Qui mô sản xuất nhỏ rất phù hợp cho sản xuất gia đình, có khả năng đầu tư cao và tập trung nên thời gian cá rô phi đạt tới giá trị thương phẩm ngắn (sau 60 ngày cá đạt cỡ 170 g/con), bán luôn được giá. Nhờ thế nuôi ở qui mô này sẽ nhanh chóng thu hồi vốn (60 ngày) và có thực lãi cao nhất (8,68 triệu đồng/ha/tháng).

Qui mô vừa và qui mô lớn đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và tập trung ở mức cao, do khó đáp ứng được nên thời gian nuôi cá để đạt giá trị thương phẩm phải kéo dài (140 – 150 ngày); giá bán lại không cao và luôn luôn bị ép giá. Vì thế thời gian thu hồi vốn kéo dài (100 – 130 ngày), thực lãi chỉ đạt 4,87 – 7,66 triệu đồng/ha/tháng. Tuy nhiên nuôi cá rô phi cao sản ở qui mô vừa và lớn lại rất có ý nghĩa trong việc tạo ra một khối lượng lớn cá hàng hóa tập trung, thỏa mãn cho yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Khi tính đến việc nuôi cá rô phi ở qui mô lớn, bạn phải đặc biệt chú ý đến diễn biến của giá cả thị trường và chú ý đánh tỉa những cá đã đạt qui cỡ cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

Đường Nghiệp - Giống Rô Phi Đơn Tính Mới Của Các Trại Thủy Sản Đường Nghiệp - Giống Rô Phi Đơn Tính Mới Của Các Trại Thủy Sản

Hiện nay, có nhiều giống rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi và được thị trường ưa chuộng, trong đó có giống rô phi đơn tính Đường Nghiệp của Phillipin. Giống rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp có tỷ lệ đực cao, có thể đạt 100%. Chúng có kích thước, trọng lượng cơ thể lớn, đầu nhỏ, lưng cao, tỷ lệ thịt nhiều, mùi vị thơm ngon, có giá trị cao, phục vụ nội địa và xuất khẩu.

13/03/2012
Nuôi Cá Rô Phi Hồng Nuôi Cá Rô Phi Hồng

Cá rô phi hồng có thể sống được ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn (chịu được độ mặn dưới 28%o. Cá nuôi ở nhiệt độ bình thường 20-30oC, dưới 15-18oC cáá không ăn và có hiện tượng chết, pH 5-8,5.

05/01/2012
Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi? Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi?

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái do cá cái trong thời gian ấp trứng thường nhịn ăn. Nếu trong ao nuôi toàn cá đực thì toàn bộ năng lượng thức ăn cá đều dùng cho mục đích tăng trưởng, không dùng vào sinh sản nên cá lớn nhanh và đồng cỡ. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn.

09/01/2012
Kinh Nghiệm Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi Kinh Nghiệm Chuyển Giới Tính Cá Rô Phi

Trong ao nuôi cá rô phi thì cá đực luôn nhanh lớn hơn cá cái. Chính vì vậy mà khi nuôi cá rô phi thương phẩm, người nuôi thường thích nuôi cá đực hơn. Để có nhiều cá đực đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu dùng một loại hormon trộn vào thức ăn của cá, cho cá rô phi bột ăn (cá mới nở được 3 –4 ngày) hoặc dùng phương pháp tắm cho cá rô phi trong nước có hormon để chuyển giới tính của cá rô phi.

14/12/2011
Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Rô Phi Giống Trong Ruộng Lúa Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Rô Phi Giống Trong Ruộng Lúa

Cá rô phi có khả năng chịu đựng với các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chúng có thể sống ở các vực nước nông và trong khoảng nhiệt độ rộng từ 110C đến 420C, ngưỡng ôxy thấp từ 0,1 đến 0,3mg/l và độ đục cao. Rô phi là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn gồm cả thức ăn thực vật và động vật như các loại cỏ, côn trùng, muỗi, tảo, bèo tấm... Phân của cá lại rất tốt cung cấp dinh dưỡng cho lúa phát triển.

27/05/2012