Những Đại Gia Vùng Rừng Núi
Họ “phất” lên trở thành các “đại gia” nơi núi rừng là nhờ trồng cam, quýt cho trái rải vụ. Ít ai ngờ vùng sơn cước thuộc xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu) gần đây xuất hiện một số “đại gia” mỗi năm có thu nhập vài tỷ đồng.
Từ trụ sở UBND xã Hiếu Liêm phải băng qua đoạn đường rừng lắt léo, lởm chởm đá chừng 4-5km mới đến vùng ven sông, suối của ấp 4, nơi xuất hiện một số “đại gia” trồng cam, quýt. Mùa này, quýt đường đang ra hoa, còn cam bắt đầu cho trái nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, những vườn cam, quýt trông đều tăm tắp như tấm thảm màu xanh khổng lồ đang gợn sóng.
* Đổi đời nhờ cam, quýt
Ông Lưu Thiện Tấn, ấp 4 (xã Hiếu Liêm), cho hay: “Tôi có 7 hécta cam, quýt, nhưng mới chỉ có hơn 2 hécta cam sành có trái. Năm nay, tôi làm cam rải vụ nên thu lời hơn 1 tỷ đồng/hécta. Còn gần 5 hécta cam, quýt đang xử lý để năm sau cho trái”. Nhiều người đùa gọi ông là “đại gia” chân đất nơi đại ngàn quả không sai, vì ông nói đến con số lời bạc tỷ nhẹ như không. Ông Tấn đến lập nghiệp ở vùng này từ năm 1998 với hai bàn tay trắng.
Nhờ chịu khó làm thuê và dành dụm ông mua được 7 hécta đất. Đầu tiên ông trồng thử cà phê, nhưng vùng đất đá sỏi cây cho năng suất thấp, thu không đủ chi. Vậy là ông chặt cà phê trồng cam, quýt, lúc đầu làm chính vụ thu chỉ huề vốn. Không cam lòng, ông tìm hiểu thông tin trên internet và biết có những người làm cam sành, quýt đường trái vụ thu lời 1-2 tỷ đồng/hécta/năm. Ông đã khăn gói tìm đến học hỏi và kết quả đã thành công.
Tương tự, ông Đặng Ngọc Khương ở ấp 4 (xã Hiếu Liêm), hào hứng kể: “Vào tuổi xế chiều, tôi mới được hưởng đầy đủ là nhờ trồng cam sành. Với 6 sào cam sành, tôi thu lời khoảng 400 triệu đồng/năm. Hiện tôi trồng thêm 8 sào quýt đường và bưởi da xanh, khoảng năm sau sẽ có trái”.
Quýt đường vùng Hiếu Liêm có vị ngọt thanh không thua kém gì quýt đường đặc sản vùng Thanh Sơn (huyện Định Quán), còn cam sành thì trái lớn, mọng nước và ngọt có thể xẻ ăn tươi. Vì thế, dù đường đi lại khó khăn nhưng thương lái vẫn nhớ thời điểm đến mua hàng.
* Thuê đất để trồng
Tiếng lành đồn xa, một số người dân ở xã khác cũng tìm đến khu vực ấp 3, ấp 4 của xã Hiếu Liêm thuê đất trồng cam, quýt, bưởi da xanh. Bưởi da xanh trồng tại Hiếu Liêm chất lượng không thua bưởi Tân Triều là mấy.
Giá bán bưởi da xanh tại vườn từ 35-50 ngàn đồng/kg, sau 1-2 năm thu hoạch các hộ thu đủ tiền đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, số hộ trồng bưởi không nhiều, vì từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng 5 năm.
Còn trồng cam, quýt chỉ sau 2 năm bắt đầu có trái và năm thứ 3 năng suất có thể đạt 50-60 tấn/hécta. Vùng này có nhiều nông dân trở thành “đại gia” là vì họ biết cách xử lý để cây cho trái vào thời điểm trên thị trường ít hàng nên luôn bán được giá cao gấp 4-5 lần chính vụ.
Theo ông Nguyễn Đình Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hiếu Liêm, vài năm lại đây, nông dân trong xã ở những khu vực ven sông, suối có phong trào trồng cam sành, quýt đường rải vụ. Những cây trồng này giúp nhiều hộ đổi đời. Hiện diện tích trồng cam, quýt đường của Hiếu Liêm là trên 80 hécta, tập trung nhiều ở ấp 3,4 và diện tích này khả năng còn tăng mạnh trong thời gian tới.
Anh Võ Văn Miền ở ấp 3 (xã Hiếu Liêm), chia sẻ: “Trước khi thuê đất trồng quýt đường, tôi tìm hiểu thị trường thấy vào dịp Tết Nguyên đán, tháng 3,4 quýt đường trên thị trường ít hàng và giá rất cao.
Do đó, tôi đã xử lý cây cho trái vào những dịp trên để đầu ra thuận lợi, giá bán cao”. Anh Miền còn cho biết thêm, vốn đầu tư cam, quýt đến khi thu hoạch khoảng 500 triệu đồng/hécta nên chỉ những hộ có điều kiện hoặc “liều” mới dám trồng. Nhưng chỉ sau 1 năm thu hoạch là gia chủ huề vốn và có lời.
Ngoài có vốn, dám liều thì người trồng cam, quýt phải biết rõ kỹ thuật trồng, chăm sóc, xử lý cây cho trái rải vụ vào những thời điểm thị trường hiếm hàng. Nếu không nắm rõ quy trình để cây ra trái chính vụ, lợi nhuận sẽ rất thấp, có khi chỉ huề vốn. Vì thế, các “đại gia” cam, quýt vùng này đều là những người rất giỏi kỹ thuật làm nông.
“Muốn có đầu ra ổn định cho trái cây thì nông dân phải đảm bảo chất lượng và chọn thời điểm thị trường khan hàng. Các loại trái cây rải vụ vào thời điểm ít hàng giá đều cao gấp 4-6 lần chính vụ” - ông Lê Văn Hùng, ấp 4, xã Hiếu Liêm bộc bạch bí quyết thành công của mình.
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.
Bưởi da xanh là loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Với diện tích trên 4.000 hecta, cây bưởi da xanh được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực của tỉnh Bến Tre. Thời gian qua, giá bán bưởi da xanh ổn định ở mức cao nhờ có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.
Giá tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu đang tăng cao kỷ lục trong 4 năm gần đây. Tôm sú sống loại 30 con/kg có giá trên 300.000 đồng/kg, loại 20 con/kg là 340.000 đồng/kg, tôm muối đá loại 30 con/kg là 190.000 đồng/kg... Mức giá này tăng so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 50.000 đồng/kg tùy theo loại.
Vừa qua, tại xã Phú Nhuận (TP. Bến Tre) xuất hiện mô hình nuôi heo bằng đệm sinh học, một hỗn hợp gồm trấu, mùn cưa, men vi sinh… Hiệu quả mà mô hình này đem lại là tiết kiệm điện nước, công lao động chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.