Di Linh (Lâm Đồng) Câu Được Cá Chép Vàng Khủng
Chiều tối 25/1, sau một ngày cùng bạn bè đi câu về, anh Nguyễn Thúc Hưng (trú tại đường Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt) khiến cho nhiều người hàng xóm bất ngờ bởi thành quả mang về: Trong đống cá câu được có một con cá chép vàng có trọng lượng “khủng”.
Anh Hưng cho biết, con cá chép vàng “khủng” này được anh câu tại một hồ nước thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cá nặng hơn 10kg; chiều ngang hơn 30cm và chiều dài lên đến 75cm.
Anh Hưng kể: “Khi thả cần được một lúc thì cá cắn câu với một lực rất mạnh. Theo kinh nghiệm, biết đây là cá lớn nên tôi đã gọi nhóm anh em đi câu cùng đến giúp; và phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ “vật lộn”, nhóm tôi mới lôi được con cá lên khỏi mặt nước”.
Tuy con cá chép vàng có trọng lượng hơn 10kg nhưng theo anh Hưng, đây chưa phải là con chép vàng lớn nhất từ trước đến nay mà anh câu được.
Ông Nguyễn Hải Truyền (56 tuổi), cho biết: “Nhà tôi ngay cạnh hồ Di Linh. Tôi từng chứng kiến nhiều người câu được cá nặng những vài chục kg. Tuy nhiên, đó hầu hết chỉ là cá mè, cá trắm... Còn với con cá này, nó là cá chép mà lại là cá chép vàng và nặng đến hơn 10kg thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy!”.
Có thể bạn quan tâm
Chưa bao giờ người chăn nuôi lâm vào tình trạng “điêu đứng” như hiện nay. Không chỉ heo hạ giá mà liên tiếp trong nhiều tháng trở lại đây, giá các loại gia cầm cũng giảm “thê thảm”. Đây là đợt giảm giá mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay, trong khi đó, giá các loại thức ăn liên tục tăng từ 10 - 15% khiến cho người chăn nuôi thua lỗ.
Thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại lúa vụ Hè Thu (HT) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân các biện pháp phòng trừ.
Trong vụ nuôi tôm năm 2013 này, đa số bà con nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân là do khi nuôi tôm, dịch bệnh hoại tử gan tuỵ vẫn còn đe doạ đến sự phát triển của tôm nuôi.
Mô hình nuôi tôm hầm đất (còn gọi là tôm oxy) đang được nông dân vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) áp dụng mang lại hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thả nuôi, hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.
Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.