Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản
Sáng 23-1, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã phối hợp với UBND xã Bảo Cường tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giống vịt bầu cổ xanh sinh sản.
Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).
Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng. Các hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ 80% giá con giống, 50% thức ăn (cám hỗn hợp) trong 30 ngày đầu và mua thuốc thú y theo quy trình kỹ thuật, được tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Sau hơn 6 tháng thực hiện, đàn vịt của các hộ bắt đầu đến tuổi sinh sản, đang trong giai đoạn đẻ bói nên mới có khoảng 30 - 40% số vịt trên tổng số vịt của các hộ đẻ trứng. Cá biệt có hộ cho ăn tốt, đảm bảo dinh dưỡng nên vịt đẻ đạt trung bình 60 - 70% tổng đàn như hộ bà Trần Thị Sợi, xã Bảo Cường; hộ ông Vũ Đức Thía, xã Kim Sơn. Căn cứ vào tình hình phát triển của đàn vịt nuôi hiện có, Trạm Khuyến nông huyện đã tính toán, dự kiến sau khi từ hết chi phí, mỗi con vịt sẽ cho thu lãi khoảng 500 nghìn đồng/năm.
Việc thực hiện mô nhằm từng bước hỗ trợ người dân địa phương khôi phục và phát triển những loại vật nuôi bản địa có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, giá trị kinh tế khá, mở rộng quy mô, tăng thu nhập; cung cấp cho người dân trong và ngoài huyện hàng vạn con giống vịt bầu cổ xanh, để phát triển nhân rộng mô hình, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển từ hình thức trồng dưa hấu lấy trái truyền thống, thời gian gần đây, nông dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện trồng dưa hấu lấy nụ cho lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.
Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.
Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.