Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại
Ngày đăng: 26/01/2015

Những năm qua, Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn là một trong những huyện đi đầu về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Nguyễn Viết Hoàn (thôn Ðức Chính, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm.
Thực tế cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã đưa sản xuất, chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, vật nuôi phát triển khỏe mạnh, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Trang trại của anh Nguyễn Viết Hoàn (thôn Ðức Chính, xã Quỳnh Thọ) được quy hoạch khoa học, nuôi hơn 100 con lợn siêu nạc kết hợp nuôi 7.000 con gà ri lai thương phẩm, ngoài ra anh còn đào hơn 7 sào ao thả nuôi các giống cá truyền thống, tận dụng mặt nước nuôi hơn 1.000 con vịt thịt. Cùng với chăn nuôi, anh Hoàn còn kinh doanh thêm cám gia súc để có thêm thu nhập.
Hiện tại, trang trại của anh có 3 lao động làm việc thường xuyên, thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của trang trại từ 1,8 - 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng.
Không chỉ gia đình anh Hoàn vươn lên làm giàu từ kinh tế trang trại, trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ còn nhiều hộ gia đình khác có đời sống sung túc, đủ đầy nhờ chăn nuôi theo mô hình này. Ðiển hình như trang trại của ông Vũ Ðức Xuân (xã Quỳnh Minh), ông Bùi Hữu Sỹ (xã An Vinh), ông Nguyễn Quốc Toản, ông Phạm Văn Tải (xã Quỳnh Hội), ông Ðặng Xuân Chính (xã Quỳnh Hoa)...
Ðể thúc đẩy kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển sâu rộng, Quỳnh Phụ đã tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thú y cơ sở, chỉ đạo mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại được vay các nguồn vốn ưu đãi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn chăn nuôi để động viên người dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát hoạt động giết mổ, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, giám sát tới tận người chăn nuôi để xử lý nhanh khi có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh những thành công, sản xuất, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Quỳnh Phụ vẫn còn đó những hạn chế, khó khăn cần giải quyết, nhất là vấn đề về nguồn vốn cũng như bài toán đầu ra cho sản phẩm. Ðể giải quyết triệt để hạn chế, khắc phục khó khăn, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại.
Ðồng thời chú trọng đầu tư hỗ trợ đối với các loại hình kinh tế trang trại theo Quyết định số 50/2014/QÐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 và đẩy mạnh hoạt động của các trang trại theo hướng dẫn của Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Thống Thiết Bị Nuôi Công Nghiệp Cá Hồi Hệ Thống Thiết Bị Nuôi Công Nghiệp Cá Hồi

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.

08/03/2014
Cá Dứa Đối Tượng Nuôi Hấp Dẫn Cho Vùng Nước Lợ Cá Dứa Đối Tượng Nuôi Hấp Dẫn Cho Vùng Nước Lợ

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

08/03/2014
Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4% Tháng 2/2014, Tổng Sản Lượng Thủy Sản Ước Đạt 369,5 Nghìn Tấn, Tăng 4%

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

10/03/2014
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Phát Triển Thủy Sản

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

10/03/2014
Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển Bình Thuận Nuôi Cá Bớp Trên Biển

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

10/03/2014