Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Biện pháp phòng và trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi
Ngày đăng: 11/11/2015

1. Dấu hiệu bệnh lý:

– Cá yếu bỏ ăn và bơi lờ đờ trên tầng mặt.

– Cá có hậu môn, gốc vây, mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết.

– Giải phẫu trong xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí.

2. Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh:

-Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 – 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Vì khi cho cá ăn nhiều, cá thải ra nhiều, nắng nóng tốc độ phân hủy chất dư thừa càng nhanh, nước ao ô nhiễm càng cao và sinh bệnh cho cá.

– Xử lý môi trường ao nuôi bằng Vicato với liều lượng 1kg cho 2.000m3nước. Lưu ý không dùng vôi vì khi dùng vôi pH tăng thì độc tố NH3 trong ao cũng tăng theo gây hại cho cá. Sau 3 – 5 ngày xử lý nước ao bằng Vicato, người nuôi nên sử dụng các chế phẩm sinh học như Biobacter, Biopower với liều lượng 1kg cho 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi sẽ xử lý nước đục, nước nhờn, váng nhớt, làm sạch nước, ổn định pH, khử mùi hôi thối, phân hủy nhanh xác động thực vật, thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ.

– Định kỳ bổ sung Vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 20 – 30mg/1kg cá/ ngày.

– Dùng tỏi xay nhuyễn với liều lượng 1kg cho 10 kg thức ăn và cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày liên tục, một tháng cho cá ăn 1 – 2 lần.

Trị bệnh:

– Cho ăn thuốc kháng sinh điều trị liên tục 3-5 ngày: Sáng cho ăn E.MOS FOR FISH với liều 100g/tấn cá. Chiều cho ăn ZINAPRIN với liều 50g/tấn cá.

-Sau khi cho ăn kháng sinh nên cho ăn thuốc giải độc gan thận BODY GUARD và bổ sung Vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu vào thức ăn: C – FEED, TOTALGROW.


Có thể bạn quan tâm

Có Bao Nhiêu Cách Sản Xuất Cá Rô Phi? Có Bao Nhiêu Cách Sản Xuất Cá Rô Phi?

Nuôi từ cá giống thành cá bố mẹ hoặc thả cá bố mẹ vào ao đẻ cho cá đẻ tự nhiên. Sau khi cá đẻ, chuyển cá bố mẹ từ ao cá đẻ vào ao nuôi vỗ tiếp để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng ao cá đẻ làm ao ươm cá bột.

30/07/2014
Các Dòng Cá Rô Phi Vằn Hiện Có Ở Nước Ta? Các Dòng Cá Rô Phi Vằn Hiện Có Ở Nước Ta?

Cá rô phi vằn dòng việt (1) là dòng cá được nhập từ đài loan vào miền Bắc nước ta năm 1973 và sau khi giải phóng miền Nam được chuyển ra Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 năm 1977. Dòng cá này được lưu giữ chu đáo và chăm sóc tốt nên đã thích nghi cao với điều kiện các tỉnh phía Bắc.

30/07/2014
Cá Rô Phi Đẻ Ra Trứng Hay Đẻ Ra Con? Cá Rô Phi Đẻ Ra Trứng Hay Đẻ Ra Con?

Đến thời kỳ sinh sản, cá rô phi có hiện tượng “áo cưới”, rõ nhất là ở cá đực. Lúc này cá có màu sắc sặc sỡ hơn, các vạch ngang thân có màu sắc đậm hơn. Cá đực và cá cái bơi bám sát nhau. Cá đực và cá cái cùng hợp lực đào hố ở đáy ao. Cá chỉ ngừng đào khi hố đẻ đã như ý: hình tròn, dốc thoai thoải, trơn nhẵn và không còn bùn lắng đọng.

30/07/2014
Cá Rô Phi Con Ăn Lẫn Nhau? Cá Rô Phi Con Ăn Lẫn Nhau?

Nếu trong cùng một ao thì cá đẻ lứa trước quay trở lại ăn cá bột đẻ lứa sau là điều tất yếu xảy ra. Tập tính đẻ tự nhiên nhiều lần gây ra mật độ dầy trong ao nuôi không có nghĩa là việc sản xuất cá rô phi giống đơn giản và dễ dàng thu được số lượng lớn cá giống cùng cỡ.

30/07/2014
Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa? Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa?

Từ lâu nay, việc nuôi cá ở ruộng cấy lúa nước được coi là biện pháp kinh tế và có hiệu quả để không những tăng năng suất lúa mà còn giảm công việc lao động chăm sóc làm cỏ, sục bùn cho lúa, giảm đến ngừng hẳn việc dùng thuốc trừ sâu và có thêm một lượng cá có giá trị.

30/07/2014