Nhu Cầu Tôm Cỡ Nhỏ Của Êcuađo Tăng Cao
Các nhà sản xuất và chế biến thuỷ sản Êcuađo tiếp tục kinh doanh thuận lợi khi sản lượng tôm của Êcuađo ổn định và nguồn cung trên thế giới vẫn thấp.
Trong khi các nước Châu Á ở vào thời kỳ tạm nghỉ thu hoạch thì Êcuađo lại có thể thu hoạch tôm quanh năm, do đố nước này trở thành nguồn cung tôm duy nhất trong thời điểm hiện tại.
Sản lượng tôm của Êcuađo thường cao hơn trong thời gian này của năm do thời tiết nóng và mưa nên tốc độ tăng trưởng của tôm nhanh hơn. Một nhà chế biến lớn của Êcuađo cho biết: “Chúng tôi dự kiến sản xuất khoảng 45 triệu pao trong tháng 1, cao hơn 10% so với năm ngoái”. Giá hầu hết tất cả các cỡ tôm tuần này tăng nhẹ so với tuần trước do nguồn cung ở những khu vực khác giảm và sản lượng tăng ở Êcuađo.
Một nhà phân phối Êcuađo cho biết: “Hiện nay, châu Âu đang tìm kiếm các cỡ tôm nhỏ hơn”. Đồng thời nhu cầu tôm cỡ nhỏ tại Mỹ cũng tăng cao.
Trong tuần, tôm cỡ 45/50 có giá 5,1 USD/pao HLSO FOB Guayaquil, tăng khoảng 0,05 USD so với tuần trước. Trong khi đó, tính đến ngày 28/2, giá tôm nguyên liệu là 4,4 USD/pao. Theo một nhà chế biến tôm, mức giá này khá cao nhưng ổn định.
Nhu cầu tất cả các cỡ tôm tại châu Á đang tăng. Từ cuối tháng 10 năm ngoái đến nay, các thị trường chính ở châu Á đã tiêu thụ khoảng 40% các sản phâm của Êcuađo trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Thái Lan.
Nhà chế biến Êcuađo cho biết giá tôm cỡ lớn bán cho khách hàng châu Âu và châu Á tương đối ổn định, trong khi một nhà phân phối có trụ sở tại Mỹ La tinh lại cho rằng giá tôm cỡ lớn đang giảm nhẹ. “So với tuần trước, tôm cỡ 21/26 giảm trong khi tôm cỡ nhỏ tăng. Ngược lại tất cả đều đồng ý tôm cỡ nhỏ đang tăng giá.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này
Sau dừa, khoai lang, cua..., các thương nhân Trung Quốc (TQ) đã đến vùng nguyên liệu ở ĐBSCL đặt trạm và trực tiếp mua khóm (dứa) của nông dân với giá cao. Họ còn tới tận ruộng khóm xem xét và gợi ý sẽ “cung cấp thuốc” để nông dân xử lý cho trái thật to!
Trái cóc là một loại quả có nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc trái cóc dùng để ăn (có vị ngọt và hơi chua, rất dễ ăn), lá cóc còn dùng để nấu canh chua - món ăn dân dã được nhiều người ưa chuộng
Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng (Bình Dương), nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình.
Cuối cùng, điều lo lắng nhất cũng đã xảy ra: Dịch tai xanh trên lợn sau nhiều tháng hoành hành tại miền Bắc đã bắt đầu "tấn công" các tỉnh phía Nam. Bạc Liêu và Đồng Nai là những tỉnh đầu tiên dịch bệnh này tràn đến...