Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Vỏ Thép Đánh Bắt Xa Bờ

Bộ NN-PTNT vừa được giao xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.
Theo dự thảo, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho chủ tàu khai thác thủy sản và tàu dịch vụ hậu cần xa bờ vay vốn trung, dài hạn với hạn mức bằng 90% tổng giá trị tàu có vỏ thép, vật liệu mới và 70% tổng giá trị đối với tàu vỏ gỗ (bao gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu). Lãi suất cho vay tối đa là 3% trong thời hạn 10 năm và 1 năm ân hạn.
Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.
Có thể bạn quan tâm

Theo các đại lý kinh doanh nông sản trong tỉnh Đồng Nai, giá cà phê trên thị trường những ngày qua liên tục giảm xuống còn 34.500 - 35.000 đồng/kg.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Quốc, có khoảng 700 hộ ở các xã Cửa Dương, Cửa Cạn, Dương Tơ và Bãi Thơm trồng trên 460 ha diện tích vườn tiêu với sản lượng hàng năm đạt 1.200 tấn/năm, tùy vào thời điểm, giá thị trường dao động từ 140.000 – 180.000 đồng/kg.

Nhằm thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, huyện Trà Cú (Trà Vinh) vừa đầu tư 05 máy phun thuốc bảo vệ thực vật có công suất lớn cho 05 hộ dân ở các xã Tân Sơn, Tập Sơn, Phước Hưng và Long Hiệp.

Với trên 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, việc đảm bảo lợi ích cho người nông dân trước sức ép cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở thành bài toán nan giải.

Khoảng những năm 2009 - 2011, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) phát triển rầm rộ