Nhơn Hải (Bình Định) Nuôi Ghẹ Xanh Trên Biển

Mới đây, tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định), Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã triển khai một mô hình nuôi trồng hải sản mới, đó là nuôi ghẹ xanh thương phẩm trên biển. Mô hình nhằm mục đích tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hội viên CCB ở địa phương.
Ghẹ xanh (còn gọi là ghẹ hoa) có vỏ màu xanh và các chấm trắng trên lưng, ngoài khai thác tự nhiên, ngư dân nhiều nơi trong nước còn nuôi ghẹ xanh thương phẩm trong ao, hồ, thả lồng nuôi trên biển; ngoài ra ngư dân còn nuôi ghẹ lột cho thu nhập cao. Mùa vụ thả nuôi ghẹ xanh từ tháng 3 đến tháng 8 Âm lịch hằng năm.
Thức ăn của ghẹ xanh là các loại cá, mực… Nguồn ghẹ xanh tự nhiên lâu nay được ngư dân đánh bắt và bán cho thương lái với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg. Một kg ghẹ ban đầu có thể tăng trọng lượng từ 1,3 - 1,5 kg sau khi đưa vào nuôi thành phẩm ghẹ lột, có giá cao gấp 3 - 4 lần.
Trong khuôn khổ dự án nuôi trồng thủy hải sản thực hiện theo đề án xây dựng nông thôn mới xã Nhơn Hải giai đoạn 2011 - 2020, tổ hợp tác nuôi ghẹ xanh thương phẩm trên biển, do Hội CCB xã Nhơn Hải chủ trì, đã tiến hành thả nuôi trên 2.500 con ghẹ xanh giống trên diện tích mặt nước vùng nuôi hơn 300 m2 (nuôi bằng hình thức thả đăng) tại đảo Hòn Khô - Nhơn Hải.
Trong đó, nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ 75 triệu đồng, tổ hợp tác gồm 7 thành viên đầu tư vốn 10 triệu đồng/người, thời gian thực hiện mô hình là 3 năm. Đây là mô hình nuôi ghẹ xanh thương phẩm đầu tiên ở địa phương, bên cạnh nhiều mô hình nuôi hải sản khác như nuôi tôm hùm thương phẩm, nuôi tôm hùm giống, ốc hương thương phẩm, cá bóp…
Hiện giá ghẹ giống từ 28.000 - 35.000 đồng/kg (khoảng 40 - 50 con/kg), thời gian nuôi 3 tháng là có thể xuất bán. Thị trường tiêu thụ ghẹ xanh đang khá rộng rãi. Hiện giá ghẹ xanh thương phẩm trên thị thường bình quân từ 180 - 250 ngàn đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Chín - Chủ tịch Hội CCB xã Nhơn Hải, tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ghẹ xanh trên biển - cho biết: Dự án nuôi ghẹ xanh trên biển được triển khai nhằm tạo điều kiện để hội viên CCB phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã Nhơn Hải.
Mô hình sẽ được nhân rộng trong hội viên CCB và ngư dân trong xã trong thời gian đến để phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình liên kết sản xuất cà chua bi được triển khai thực hiện vào vụ Đông năm 2013 tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh chọn xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất cà chua bi, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chế biến nông sản Hội Vũ cung ứng và bao tiêu sản phẩm.

Mùa khai thác mới đã bắt đầu với những người trồng CS. Tuy nhiên, năm nay họ bước vào mùa cạo mới với nhiều lo toan về giá cả, thị trường tiêu thụ...

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.

Bà Hồ Thị Thùy (thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi) cho biết: Dưa hấu ít chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Năm nay nhà tôi trồng 5 sào dưa hấu, năng suất khoảng 1,2 tấn/sào, với giá 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã cho lãi ròng 30 triệu đồng.

Sau 2 năm rưỡi chăm sóc, vườn cam của ông cho thu hoạch lứa đầu tiên bán được 170 triệu đồng. Ông Tiến cho biết: “Vườn cam của tôi đã được 2 năm rưỡi, tôi để trái bán cũng được 4-5 tấn, giá 17.000 đồng/kg. Tôi ước năng suất năm tới khoảng hơn 10 tấn, với giá như hiện nay thì tôi lời khoảng 100 triệu”.