Đừng làm môi trường xấu hơn nữa
Tốn hàng trăm triệu USD điều trị bệnh
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học -Công nghệ và Môi trường (Bộ NNPTNT), tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn đang báo động ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề.
Ở lĩnh vực trồng trọt, tình trạng sử dụng phân bón không hợp lý về chủng loại, liều lượng, thời gian, phương thức bón cho cây trồng đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.
Khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại thải ra mỗi năm, phần lớn không được thu gom mà vứt bừa bãi ra đồng ruộng, kênh mương gây ô nhiễm môi trường trong vùng sản xuất nông nghiệp.
Nông dân xã Tân Hùng (huyện Tiểu Cần, Trà Vinh) phun thuốc trừ sâu.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng có xu hướng gia tăng và thiếu kiểm soát, với từ 70.000 – 116.000 tấn thành phẩm hóa chất BVTV được nhập khẩu.
Ước tính lượng bao bì chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ, tương đương hàng chục tấn mỗi năm, đã không được thu gom, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Cũng theo bà Thủy, lượng chất thải rắn trong chăn nuôi khoảng hơn 82 triệu tấn, thì chỉ có khoảng 60% được xử lý còn lại là được xả trực tiếp ra môi trường.
Tại các vùng nuôi thủy sản không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải, việc kiểm soát môi trường ao nuôi còn nhiều bất cập, gây ô nhiễm; các loại hóa chất xử lý nước, thức ăn thừa… đều xả trực tiếp ra môi trường.
Hầu hết các làng nghề cũng chưa quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát và xử lý chất thải… dẫn tới các thế hệ sinh sống trong làng nghề mắc nhiều bệnh tật, khiến ngân sách nhà nước hàng năm tốn thêm hàng trăm triệu USD chi phí điều trị cho người bệnh.
Hạn chế tác động xấu tới môi trường
Mặc dù tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng nghiêm trọng nhưng ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường càng ngày càng giảm và không đủ để triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của ngành nông nghiệp.
Cụ thể, năm 2011 là hơn 12,2 tỷ đồng thì đến năm 2003 còn 7 tỷ và đến 2015 chỉ còn 4,8 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Phùng Hoan – Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định, người dân ngày càng có xu hướng sử dụng toàn phân vô cơ và gia tăng sử dụng thuốc BVTV, dẫn tới thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường.
Với 128 làng nghề ở Nam Định, trong đó có những làng nghề đã tồn tại hàng nghìn năm, thì hầu như chưa có hệ thống xử lý chất thải…
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã đặt vấn đề:
“Ở đây có hơn 30 các lãnh đạo Sở NNPTNT đại diện cho các tỉnh, liệu các đồng chí có giám tuyên bố từ nay việc phát triển nông nghiệp nông thôn không tác động xấu tới môi trường mà chỉ cải thiện môi trường, hoặc ít nhất là không làm xấu môi trường hơn nữa?”.
Tuy nhiên, những mong mỏi này của Bộ trưởng đã không thể nhận được một lời hứa của bất kỳ địa phương nào.
Theo Bộ trưởng Phát, định hướng công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới là phải quản lý và sử dụng hiệu quả các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề...
Việc này đã được đặt ra trong Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao gia trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Mục tiêu lớn nữa là hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.
Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.
Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.
Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.
Giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Vì vậy, trước mỗi vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều phối hợp với chính quyền các địa phương để chủ động nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân vụ đông - xuân năm 2014 - 2015; khâu cung ứng giống trong sản xuất cũng được cũng đặc biệt chú trọng.