Trang trại nổi khổng lồ trồng rau nuôi cá trên mặt nước
Càng ngày khí hậu càng có xu hướng khắc nghiệt hơn, trong khi dân số thế giới không ngừng tăng là những yếu tố chính đẩy con người đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Giải pháp cho vấn đề này vừa được Công ty Kiến trúc Cấp tiến (Forward-thinking Architecture) - một công ty kiến trúc ở Barcelona (Tây Ban Nha) đưa ra, đó là thay vì xây dựng nhiều trang trại hơn trên đất liền, con người có thể tạo ra các trang trại nổi khổng lồ trên mặt nước.
Mô hình trang trại nổi thông minh mới chỉ được lên ý tưởng và sẽ phải được tính toán rất kỹ nếu áp dụng vào thực tiễn
Ý tưởng trên được cho là một ví dụ điển hình của lối tư duy đổi mới mà chúng ta cần để phát triển nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm.
Công ty kiến trúc Barcelona đã phác họa cấu trúc của các trang trại nổi thông minh với diện tích khoảng 204.386 m2 bao gồm trang trại nuôi cá, trang trại trồng trọt bằng phương pháp thủy canh, các tấm pin mặt trời lớn được lắp đặt trên mái trang trại để cung cấp năng lượng sạch.
Trang trại nổi sẽ được neo chặt vào đáy biển trên các đại dương hoặc sông, hồ và có thể di động bằng tàu kéo khi cần thiết.
Trang trại cây trồng sẽ được xây dựng ở phía trên để nước thải từ đây sẽ chảy xuống trang trại cá bên dưới.
Trong khi đó, chất thải từ trang trại cá cũng sẽ được tận dụng lại cho cây trồng.
Như vậy các trang trại nổi thông minh có thể tự duy trì hoạt động bằng nhiều cách.
Ngoài ra, trang trại nổi cũng sẽ bao gồm cả một nhà máy khử muối (trong nước biển), lò giết mổ, kho chế biến, bảo quản cũng như được trang bị loạt tuabin gió và các máy chuyển đổi sóng biển thành năng lượng để duy trì hoạt động của trang trại.
Trang trại nổi thông minh dĩ nhiên sẽ có chức năng tự hoạt động, do đó, không cần tốn quá nhiều nhân lực ở đây.
Ước tính, mỗi trang trại thông minh sẽ sản xuất khoảng 8 tấn rau và 1,7 tấn cá mỗi năm.
Mục tiêu của trang trại là cung cấp nguồn lương thực thực phẩm thường xuyên cho các thành phố đông dân, chẳng hạn New York, Chicago, Seattle, Los Angeles, Tokyo, Jakarta, Thượng Hải, Karachi hay Thâm Quyến....
Mặc dù dự án này đòi hỏi chi phí khổng lồ để thiết kế, xây dựng và duy trì hoạt động, song ông James Quinn - Giáo sư về khoa học môi trường và chính sách tại Đại học California cho rằng ý tưởng của công ty kiến trúc Cấp tiến hoàn toàn khả thi.
Toàn cảnh mô hình trang trại nổi thông minh của Công ty Kiến trúc Cấp tiến
"Tôi thích ý tưởng này...
dù tôi hoài nghi việc trang trại này có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn kinh phí hỗ trợ khổng lồ.
Chẳng hạn, trang trại sẽ sản xuất ra rau sạch, hay hàu giàu protein và có giá trị cao.
Tuy nhiên, doanh thu hàng năm từ việc bán các mặt hàng trên sẽ không thể vượt quá 100.000 USD...", ông James Quinn nhấn mạnh.
Theo giáo sư này, sẽ kinh tế hơn nếu trang trại như vậy được xây dựng gần các khu nghỉ dưỡng cao cấp để nông sản sạch vào các nhà bếp cao cấp ở đây và xuất hiện trên các bữa ăn của giới thượng lưu.
Ước tính, dân số trên toàn thế giới sẽ tăng lên mức 9,6 tỷ người vào năm 2050.
Theo đó, sản lượng lương thực toàn cầu cũng phải tăng 70%, riêng các nước đang phát triển phải tăng 100% để đáp ứng nhu cầu lương thực của 9,6 tỷ người.
Để phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp thì hai yếu tố vô cùng quan trọng là đất và nước.
Tuy nhiên, cả hai nguồn tài nguyên này đang ngày càng bị cạn kiệt do các tác động tiêu cực của con người, biến đổi khí hậu, thiên tai...
Có thể bạn quan tâm
Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.
Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…
Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.
Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.