Nhờ Phát Triển Cây Ngô Lai Mà Thoát Đói Nghèo
Nông dân Đắk Lắk thí điểm trồng giống ngô lai mới là max 07, đã có hiệu quả kinh tế, giúp nhiều gia đình thoát được đói nghèo...
Nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã rất thành thục trong việc phát triển cây ngô lai, và chính cây ngô lai đã mang lại hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Trên thị trường hiện có đến cả chục loại giống ngô, một số giống chất lượng không ổn định, tạo nên hàng trăm héc ta ngô không hạt, khiến người trồng lao đao.
Vụ mùa này, nông dân Đắk Lắk thí điểm một giống ngô lai mới, có tên là max 07. Giống ngô này có ưu điểm vượt trội về khả năng chịu hạn, về hiệu quả kinh tế. Nhà cung ứng giống cũng cam kết bảo hiểm chất lượng hạt giống, để nông dân không phải chịu những thiệt hại như đã từng xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Sáu, thôn 7, xã Ea Hoa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Bà đã trồng cây ngô lai từ hơn 15 năm nay. Nhờ phát triển cây ngô lai mà gia đình bà đã thoát được đói nghèo. Tháng 6 vừa qua, bà Sáu được đại lý hạt giống ngay tại xã giới thiệu về giống ngô mới, có tên là max 07, nên quyết định trồng thử trên một nửa diện tích ruộng ngô của mình. Vụ thu hoạch này, cùng một vườn ngô, nhưng hai loại giống khác nhau cho năng suất hoàn toàn khác nhau.
“Giống max 07 trồng chịu hạn rất tốt. Cây phát triển tốt đều đặn. Qua thời gian trồng có gặp một đợt hạn, nhưng bây giờ cũng được kết quả. Tôi thấy giống ngô này hơn hẳn những giống ngô khác” - bà Sáu nói.
Ông Nguyễn Đức Thiện, Chủ tịch Hội nông dân xã Ea Hoa khẳng định: vụ mùa này, ở xã Ea Hoa, người nào trồng giống ngô max 07 thì đều có năng suất cao hơn các giống khác từ 1,5 đến 2 tấn/ha. Như vậy, mỗi ha sẽ có thu nhập cao hơn từ 4 đến 5 triệu đồng.
Ông Thiện khẳng định giống max 07 rất phù hợp với đồng đất Ea Hoa: “Quá trình sản xuất của bà con, cũng đã trồng rất nhiều loại giống bắp. Tuy nhiên đối với giống max 07 này, vụ hai này thấy cho hiệu quả và năng suất ổn định. So với các giống khác, giống này tại địa bàn xã Ea Hoa phù hợp và hiệu quả”.
Phạm Xuân Hưng, Giám đốc công ty TNHH phát triển Phương Nam- đơn vị cung ứng giống ngô max 07 trên thị trường Việt Nam cho biết: Vụ trước Công ty đã cung ứng 15 tấn giống, tương đương diện tích 1 nghìn ha ở các tỉnh miền đông Nam bộ và Tây Nguyên.
Vụ tới, công ty sẽ cung ứng 100 tấn hạt giống, đủ gieo trồng 7 nghìn ha, đồng thời chịu trách nhiệm bảo hiểm các rủi ro xuất phát từ chất lượng hạt giống.
“Chúng tôi hợp tác với tác giả của loại giống này ở Thái Lan triển khai nghiên cứu từ lúc khảo nghiệm cho đến sản xuất thử và được công nhận. Giống được trồng rất nhiều nơi, từ miền Bắc đến miền Nam. Kết quả cho thấy giống này chịu được rất nhiều điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai đều cho kết quả rất cao.
Đặc biệt, ưu điểm của giống là thời gian sinh trưởng không dài, thuộc dạng ngắn ngày, so với các giống khác, chiều cao cây giống này thấp hơn 20 đến 50 cm, vị trí đóng bắp cũng thấp, thuận chăm sóc và thu hoạch”- Ông Hưng chia sẻ.
Theo ông Trần Quang Tây, Phó Trưởng phòng trồng trọt, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, Max 07 là giống ngô mới được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn công nhận và cấp phép gieo trồng tại nước ta. Thực tế tại Đắk Lắk cho thấy, ngoài yếu tố năng suất, chất lượng sản phẩm và sức kháng bệnh của cây, giống ngô Max 07 còn là giống ngô ngắn ngày, phù hợp với đặc thù khí hậu của địa phương, nên có khả năng nhân rộng. Như vậy, người trồng ngô ở Đắk Lắk có thêm sự lựa chọn, nhằm có được hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ, Singapore, Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ là những thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất nhất của Việt Nam (chiếm 47% thị phần), có mức tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Ấn Độ tăng gấp hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Tây Ban Nha có tốc độ tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp hơn 5 lần về khối lượng và gần 8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Trên lĩnh vực trồng trọt, nhờ chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi, kết hợp với triển khai chặt chẽ kịp thời các biện pháp chỉ đạo thời vụ, phòng chống dịch bệnh hiệu quả nên năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay, với trên 778,2 ngàn tấn, vượt 9,6% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm trước. Đến cuối năm 2014 thực hiện được 1.162 ha giống lúa xác nhận, triển khai được 1.100 ha sản xuất lúa chất lượng cao và 354 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thủy sản, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều dự án chăn nuôi thủy sản trên địa bàn, trong đó, việc triển khai nuôi thí điểm loài cá đặc sản dầm xanh tại ao nuôi của một số hộ gia đình ở xã Trung Hà.
Đồng chí Đinh Xuân Bền, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Yên (Quảng Ninh), cho biết: Trước đây người dân chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở khu vực bãi triều và những ruộng cấy lúa kém hiệu quả.
Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.