Nhện đỏ tấn công, thiêu rụi nhiều diện tích mì trồng
Dịch nhện đỏ đã bùng phát trên cây mì ở một số địa phương trong tỉnh Tây Ninh từ nhiều năm trước nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng và được cơ quan chuyên môn hỗ trợ nông dân xử lý, ngăn chặn kịp thời. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, năm 2014 có hơn 600 ha mì bị nhện đỏ gây hại.
Từ đầu năm 2015 trở lại đây, nhện đỏ tiếp tục bùng phát trong sự bất lực của nông dân nhiều nơi.
Một nông dân ở xã Hòa Hội (huyện Châu Thành) cho biết, ông có hơn 1 ha mì trồng đã hơn 4 tháng. Lúc mới trồng, mì phát triển tốt. Tuy nhiên, bước sang tháng thứ ba thì mì có biểu hiện bị nhện đỏ tấn công.
Dù đã cố gắng tưới và phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng chỉ sau hơn 1 tháng, đám mì của ông bị nhện đỏ “đốt cháy”, khô trụi hết lá, mất sức sống, suy kiệt và chết dần.
Theo khảo sát, ở các xã Hòa Hội, Hòa Thạnh, Thành Long (thuộc huyện Châu Thành) có khá nhiều diện tích mì bị nhện đỏ gây hại. Nhiều địa phương khác thuộc thành phố Tây Ninh, huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Tân Biên, Tân Châu cũng đang có dịch nhện đỏ gây hại trên cây mì. Hầu hết nông dân loay hoay tự ứng phó với dịch.
Một số nông dân chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa, trị nhện hại bằng cách tưới cây mì để cây có đủ nước, đỡ mất sức khi bị nhện đỏ hút nhựa. Lúc tưới, nông dân tưới rửa, phun nước thẳng vào cây, lá mì để “thổi” nhện bay đi. Đồng thời, trên diện tích mì bị nhện đỏ tấn công, nông dân thường sử dụng một số loại thuốc đặc trị như Comite, Ortus, Danitol… theo liều lượng khuyến cáo.
Đề nghị ngành chức năng vào cuộc giúp nông dân.
Theo Cục Thống kê Tây Ninh, trong quý I năm 2015, dịch bệnh trên các loại cây trồng đa số phát sinh gây hại ở mức nhiễm nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng cây trồng.
Riêng cây lúa, ngay sau tết Nguyên đán có đợt rầy nâu, sâu cuốn lá phát sinh mạnh trên diện rộng với diện tích bị nhiễm 25.483 ha, tăng 117,25% so cùng kỳ. Các loại bệnh chủ yếu trên cây lúa là rầy nâu (diện tích bị nhiễm 17.809 ha), bệnh đạo ôn lá (3.658 ha), sâu cuốn lá (2.586 ha), xảy ra rải rác ở các huyện, thành phố.
Trên cây mì, diện tích nhiễm rệp sáp hồng là 86,8 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ (84,9 ha). Trên các cây trồng khác, dịch bệnh phát sinh gây hại nhẹ, diện tích nhiễm ít.
Có thể bạn quan tâm
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), kể từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, nhờ hoạt động khai thác thủy sản trên biển ổn định, được mùa nên sản lượng khai thác thủy sản của huyện đạt khá cao.
Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.
Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.
Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.