Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Mây Trên Dãy Trường Sơn

Mùa Mây Trên Dãy Trường Sơn
Ngày đăng: 27/03/2014

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...

Đến thôn Pơr'ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) vào một buổi chiều giữa tháng 3 gặp nhiều người dân trong thôn vào rừng bứt mây để có thêm thu nhập. Già làng Clâu Nâm cho biết: Vào tháng 2 âm lịch, tranh thủ thời điểm nông nhàn, đa số người dân trong thôn đã vào rừng bứt mây tự nhiên về bán cho các tư thương.

Bình quân mỗi sợi mây có giá 2.000 đồng. Nhiều người có thể bứt được 80 sợi trong ngày, bán được 160.000 đồng/ ngày. Năm nay, mây rừng thôn Pơr'Ning đã già, đạt yêu cầu của người mua.

Trao đổi với chúng tôi, anh Bhriu Thành (32 tuổi) cho hay: “Hơn tuần nay, mình và dân làng đi bứt. Buổi sáng đi từ 7 giờ, đến chiều khoảng 15 giờ, mỗi người vác mỗi bó về thôn là có thể bán được khoảng trăm ngàn mỗi ngày để chi tiêu trong gia đình".

Nhưng việc bứt mây không hề đơn giản bởi mỗi ngày nguồn mây càng xa, mang vác nặng. Đồng bào nơi đây thường bứt mây bằng tay trần nên bị gai đâm, nhức nhối đến phát sốt là chuyện bình thường.

Theo già làng Clâu Nâm, cây mây mọc hoang dại khá nhiều dưới tầng thấp của các tán rừng do cộng đồng thôn Pơr'ning quản lý bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay mỗi cây mây dài 4m chỉ có giá 2.000 đồng, như vậy là quá rẻ so với sức lao động của bà con, trong khi cây mây lại có giá trị sử dụng cao trong đời sống và thị trường hàng thủ công mỹ nghệ.

Trong khả năng có thể, huyện cần có hướng khảo sát quy mô, sản lượng, có kế hoạch thu mua, bảo quản nguồn tài nguyên này để phát triển làng nghề tiểu thủ công hoặc liên kết với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh nhằm giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phấn xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Lóp Ngóp Cá Tra Lóp Ngóp

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

29/07/2013
Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không” Nuôi Lợn Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Ưu Điểm “4 Không”

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

29/07/2013
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Thái Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lúa

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

29/07/2013
Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su Người Dân Ồ Ạt, Tự Phát Trồng Cây Cao Su

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Siêu Nạc

Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái) nuôi heo siêu nạc. Anh Thành chăn nuôi theo phương thức: Công ty CP đầu tư con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và bao tiêu sản phẩm, anh đầu tư nhân công chăm sóc và xây dựng chuồng trại nuôi 1.100 con heo siêu nạc. Trang trại xây dựng tiên tiến bao gồm kho dự trữ thức ăn, khu vực để thuốc thú y, dụng cụ khám, chữa bệnh và hệ thống nước uống tự động. Nhờ chăm sóc và phòng bệnh chu đáo nên đàn heo của anh Thành phát triển tốt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa xuất bán trên 110 tấn heo thịt, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa.

29/07/2013