Nhím Nuôi Rớt Giá

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.
Những năm trước, mỗi đôi nhím giống có giá từ 10 - 12 triệu đồng nên đa phần các hộ nuôi ở xã Ea Tu đều nuôi nhím sinh sản. Đến nay, nhu cầu về nhím thịt cũng như nhím giống đã bão hòa, người mua ít nên rớt giá và không bán được. Trước tình hình đó, các chủ nuôi đành phải nuôi nhím con để bán thịt thương phẩm; tuy nhiên, số người mua thịt nhím làm thực phẩm cũng không nhiều. Hiện giá nhím giống đã hạ xuống chỉ còn từ 2 - 3 triệu đồng/đôi, nhím thịt từ 500.000 đồng/kg giảm còn khoảng 150.000 đồng/kg thế nhưng người hỏi mua vẫn ít.
Được biết, người có đàn nhím lớn nhất xã Ea Tu là bà Nguyễn Thị Hoa với trên 100 đôi nhím giống và nhím thịt đang chịu cảnh ế ẩm đầu ra. Cùng chung cảnh ngộ, bà Hai Chương ở thôn 1, xã Ea Tu hiện có gần 80 con, trong đó có 10 đôi nhím bố mẹ cũng chưa có cách nào để tiêu thụ; bà cho biết: Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình đang gia tăng rất nhanh. Cách đây hơn một năm, giá nhím giống là từ 1,5 đến 2 triệu đồng/kg; mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được trên 10 triệu đồng, nhím thịt trước đây cũng rất đắt nhưng từ cuối năm 2011 đến nay lại không tiêu thụ được…
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.

Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.