Nhiều Vùng Trồng Dâu Bị Bọ Gây Hại

Xã Ân Hảo Đông và Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân (Bình Định) có trên 150 ha dâu. Thông thường hàng năm, sau mùa mưa bà con tiến hành chăm sóc cho cây dâu phát triển trở lại và từ đầu tháng 2 năm sau tiến hành nuôi lứa tằm đầu tiên của vụ nuôi mới. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ đến nay, bọ cánh cứng phát sinh mạnh và gây hại cây dâu, làm nông dân lo lắng.
Ông Đinh Văn Chu ở thôn Hội Trung, xã Ân Hảo Đông cho biết: “Tôi trồng 5 sào dâu, thông thường mỗi đợt nuôi 1,5 hộp trứng, nhưng giờ nuôi 0,5 hộp mà không có lá dâu để cho tằm ăn”.
Đối với con tằm rất mẫn cảm nên không thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ bọ cánh cứng, vì vậy hiện các hộ nuôi tằm đã chặt gốc những vùng dâu bị hại nặng để đầu tư chăm sóc cho cây phát triển trở lại.
Hiện nay giá kén rất ổn định trên 140.000 đồng/kg, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá. Các hộ nuôi tằm ở Hoài Ân kiến nghị các cơ quan chuyên môn giúp bà con biện pháp bảo vệ tốt cây dâu để tiếp tục phát triển nghề nuôi tằm.
Có thể bạn quan tâm

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ vừa phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Nghệ An, HTX Nam Thịnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lạc đen.

Anh Nguyễn Văn Hạnh (32 tuổi), ở xóm Đông Giai, xã Diễn Hoàng, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã biến lá dứa thành tơ sợi xuất khẩu đi châu Âu, mang về tiền tỉ.

Đến cống Lân xã Nam Cường huyện Tiền Hải, người dân ở đây ai cũng biết đến trang trại nuôi thỏ kết hợp tôm thẻ chân trắng của anh Đỗ Đức Thiện.

Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.

Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp vợ chồng anh Trần Văn Thăng (SN 1988) ở thôn Chùa, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).