Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo
Ngày đăng: 21/04/2014

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

Ông Nguyễn Văn Nghiệp ở ấp Kinh Cũ, xã Phong Nẫm (Giồng Trôm - Bến Tre) đang làm chủ một đàn dê trên 28 con, bày tỏ sự vui mừng: “Gia đình tôi trước đây nghèo lắm, cha mẹ qua đời sớm.

Năm 1980, khi tôi lập gia đình, người anh trai cho vợ chồng tôi 1,8 công đất. Thấy nhiều người nuôi dê, chúng tôi muốn có cặp dê để nuôi nhưng không có tiền. Chúng tôi đành bán đôi bông cưới, mua được 1 con dê mẹ và 2 con dê con về nuôi thử, thấy có lãi cao. Vợ chồng tôi tích lũy vốn mua thêm mấy con nữa.

Mỗi năm, số lượng dê xuất chuồng tăng dần, vợ chồng tôi tích lũy mua thêm gần 1ha đất để canh tác. Hiện nay, chúng tôi xây được căn nhà khá khang trang và thu nhập khá ổn định, đủ sức lo cho 5 người con ăn học”. Ông Nghiệp cho biết thêm: Con dê rất dễ nuôi vì thức ăn dể tìm, chỉ cần cắt cỏ trong vườn, các loại dây leo ven sông hoặc lá ca cao khi tỉa tán.

Người nuôi cần theo dõi thường xuyên và cho uống men tiêu hóa khi con dê bị sình bụng do ăn trúng những con vật lạ trong thức ăn hoặc khô mũi, thì mua thuốc cảm cho nó uống. Bây giờ, với diện tích đất vườn và đàn dê, hàng năm gia đình tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Ông Huỳnh Bình Phước - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Nẫm, cho biết: Hộ ông Nghiệp là hộ nông dân sản xuất giỏi của xã. Đây là gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng nhờ chăn nuôi dê, chí thú làm ăn nên đã vươn lên khá giả.

Vợ chồng ông Nghiệp sống có tình làng nghĩa xóm, thường xuyên giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng cách cho mượn con giống hoặc bán con giống trả chậm. Mô hình nuôi dê cũng là mô hình xóa đói giảm nghèo của xã.

Không chỉ riêng gia đình ông Nghiệp, nhiều gia đình trong xã Phong Nẫm thuộc diện xóa đói giảm nghèo, nhờ vào mô hình chăn nuôi dê thịt, dê sinh sản đã thoát nghèo và trở nên khá giả.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Lo Nỗi Lo "Xóa Sổ" Cây Ca Cao

Từng được trồng ồ ạt cách đây khoảng 5 năm, đến nay cây ca cao tại huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) lại bị chính người nông dân chặt bỏ dần dần. Hiện, toàn huyện đã giảm 1/3 diện tích ca cao so với trước và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng.

15/08/2013
Chuẩn Bị Trên 1.700 Ha Mạ Cho Vụ Lúa - Tôm Chuẩn Bị Trên 1.700 Ha Mạ Cho Vụ Lúa - Tôm

Đến nay, nông dân trong tỉnh gieo sạ được gần 1.700 ha mạ trên sân, vườn, bờ vuông tôm để chuẩn bị cho việc gieo cấy 43.000 ha lúa trên đất nuôi tôm theo kế hoạch.

15/08/2013
Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Đề Xuất Mức Phí Quản Lý Chất Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.

15/08/2013
Nỗi Lo Giống Dỏm Nỗi Lo Giống Dỏm

Do hạt giống kém chất lượng làm hơn 800 hécta bắp hè - thu không hạt tại Đồng Nai vừa qua khiến nông dân thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Ở các loại cây trồng khác, chất lượng giống cũng đang là nỗi lo lớn của nông dân.

15/08/2013
Trồng Nấm Rơm Lợi Nhuận Cao Ở Hậu Giang Trồng Nấm Rơm Lợi Nhuận Cao Ở Hậu Giang

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

15/08/2013