Nhiều Trái Cây Độc Cháy Hàng
Sáng 11-2, ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bưởi tạo hình xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, nhiều trái cây “độc” của câu lạc bộ sản xuất như bưởi "bàn tay Phật", bưởi hồ lô đang “cháy” hàng trong dịp Tết Ất Mùi 2015.
Đây là sản phẩm mới, được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng. Năm nay, Công ty Nguyễn Gia (Hà Nội) đầu tư 100% vốn, để Câu lạc bộ phối hợp cùng nhiều nhà vườn ở Hậu Giang, Vĩnh Long… sản xuất khoảng 2.000 trái bưởi “bàn tay Phật” cung ứng trong dịp Tết này.
Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên chỉ thu hoạch được khoảng 500 trái bưởi “bàn tay Phật” đạt tiêu chuẩn, với giá bán 1,2 triệu đồng/cặp. Do số lượng quá ít, nên mấy ngày nay rất nhiều khách hàng từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… hỏi mua, nhưng loại bưởi “độc” này không còn hàng để bán.
Trong khi đó, bưởi hồ lô có chữ “tài, lộc” cũng “cháy” hàng. Năm nay bưởi hồ lô loại 1 có giá 1,4 triệu đồng/cặp, loại 2 từ 1 - 1,2 triệu đồng/cặp, loại 3 từ 600.000 - 800.000 đồng/cặp… dù giá khá cao, nhưng đến nay loại bưởi này cũng đã hết hàng. Thêm một sản phẩm mới ở Hậu Giang là đào tiên hồ lô với giá từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/cặp, cũng được khách hàng các nơi mua hết khoảng một tuần nay.
Tại Bến Tre, loại kiểng hình con thú đang được bán rất đắt. Theo Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, nhiều cơ sở sản xuất kiểng thú hình con dê được khách hàng TPHCM và các tỉnh ĐBSCL rất “mê”. Giá dao động từ 5 - 7 triệu đồng/cặp trở lên (tùy lớn nhỏ); bên cạnh đó còn có loại kiểng hình con rồng, bình trà, bình bông, cây đàn, hình trái tim, nai, hươu… cũng đang bán rất chạy.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân trong tỉnh Quảng Trị đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 tấn; khai thác sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn.
Liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng đang là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cung ứng ra thị trường sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng. Hiện nay, tại một số vùng nuôi ở huyện Vạn Ninh đã xuất hiện tình trạng tôm chậm lớn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chất lượng con giống thả nuôi không đảm bảo.
Kinh tế thế giới đã trải qua một thời gian dài chìm sâu trong khủng hoảng. Đến thời điểm hiện nay, doanh nghiệp (DN) nào trụ vững để tồn tại được trong khó khăn đều thể hiện được bản lĩnh trên thương trường mà ở đó, kinh doanh trên sự “khác biệt” chính là bí quyết thành công. Công ty TNHH Thương mại Thủy sản AFA (Công ty AFA) là một trong số đó.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trại trưởng Trại giống Thủy sản Quang Kim cho biết: Hình thức nuôi cá giòn không quá khó với người nuôi thủy sản, lại có giá trị kinh tế cao, rất cần được nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh, giúp nông dân có thêm phương thức nuôi mới để tăng thu nhập.