Nhiều Thách Thức Đầu Vụ Tôm Mới

Theo lịch thời vụ năm nay của Sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL, niên vụ tôm sẽ bắt đầu từ tháng 2, 3 - thời điểm thả giống tốt nhất. Tuy vậy, những ngày này, người nuôi tôm vẫn phấp phỏm lo lắng.
Ông Lê Dũng ở ấp Kim Cấu, xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), tâm sự: Mới mấy tháng trước ngồi rầu tôm chết, giờ mùa vụ mới đến, cảm thấy lo lo. Bởi còn bao nhiêu vốn liếng sẽ dồn vào vụ mới, chỉ mong thành công. Còn ở xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), ông Trần Văn Khoa có 5 hầm tôm đã hoàn tất khâu cải tạo hơn 10 ngày nay nhưng vẫn còn chờ thêm 2 tuần nữa mới đưa nước vào thả giống. Ông muốn chờ hàng xóm thả trước xem sao. Vốn liếng không nhiều, vụ mới chỉ có thắng, không được thua, nếu thua là lâm nợ, nợ cũ cộng mới sẽ cao hơn 100 triệu. “Lo lắm” - ông Khoa than.
Rõ ràng, hiện tượng tôm chết mùa vụ trước tạo ra sức ép lớn lên không ít hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Tuy nhiên, cái lo khác lớn hơn còn chưa cởi được.
Mấy chục hộ nuôi tôm xã Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành (Bạc Liêu) đang rầu vì thiếu nước nuôi tôm, khi nhiều kênh dẫn nước bị bồi lắng nặng nề. Triều dâng, nhiều nơi mực nước chỉ cao hơn đầu gối. Nông dân nuôi tôm Nguyễn Thái nói: Mực nước quá thấp làm sao đủ đưa vào ao nuôi, phải chờ Nhà nước giúp nạo vét. Ông Nguyễn Tâm Đạo nuôi 4 hầm tôm ở Tân Thành (Cà Mau), thì 2 hầm buộc phải chờ nước, có thể thả giống chậm hơn 1 tháng.
Đầu kênh đi qua trang trại nuôi tôm Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn) ở Bạc Liêu, cũng thiếu nước. Ông Ngoãn phải thuê phương tiện khai thông cả tuyến. Gần 6 ao phải chờ nước, còn kênh rạch xung quanh bị bồi lắng nặng nề... Hàng loạt kênh tuyến ven biển, từ Đông Hải (Bạc Liêu) về tận Vĩnh Châu (Sóc Trăng), sức bồi lắng xem ra quá lớn, làm nhiều kênh dẫn hạn chế khả năng cấp nước cho sản xuất.
Và mới đầu vụ, giá các loại vật tư xử lý ao, vôi, gây màu nước, diệt giáp xác, thức ăn cho tôm đã rục rịch tăng thêm từ 2-4%. Giá con giống cũng tăng hơn năm ngoái, với giá bán hiện tại từ 65-95 đồng/con (cao hơn từ 15-30 đồng/con giống so cùng kỳ).
Ông Trần Văn Út - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu cho hay: Nếu cộng thêm mức lãi suất ngân hàng khá cao (hơn 17%), người nuôi tôm lại gồng mình chống chịu nhiều thách thức trong mùa tôm mới.
Có thể bạn quan tâm

Một số thị trường châu Á đang áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu (EU) đối với nguyên liệu và bán thành phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad)), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.