Nhiều Thách Thức Đầu Vụ Tôm Mới

Theo lịch thời vụ năm nay của Sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL, niên vụ tôm sẽ bắt đầu từ tháng 2, 3 - thời điểm thả giống tốt nhất. Tuy vậy, những ngày này, người nuôi tôm vẫn phấp phỏm lo lắng.
Ông Lê Dũng ở ấp Kim Cấu, xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), tâm sự: Mới mấy tháng trước ngồi rầu tôm chết, giờ mùa vụ mới đến, cảm thấy lo lo. Bởi còn bao nhiêu vốn liếng sẽ dồn vào vụ mới, chỉ mong thành công. Còn ở xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), ông Trần Văn Khoa có 5 hầm tôm đã hoàn tất khâu cải tạo hơn 10 ngày nay nhưng vẫn còn chờ thêm 2 tuần nữa mới đưa nước vào thả giống. Ông muốn chờ hàng xóm thả trước xem sao. Vốn liếng không nhiều, vụ mới chỉ có thắng, không được thua, nếu thua là lâm nợ, nợ cũ cộng mới sẽ cao hơn 100 triệu. “Lo lắm” - ông Khoa than.
Rõ ràng, hiện tượng tôm chết mùa vụ trước tạo ra sức ép lớn lên không ít hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Tuy nhiên, cái lo khác lớn hơn còn chưa cởi được.
Mấy chục hộ nuôi tôm xã Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành (Bạc Liêu) đang rầu vì thiếu nước nuôi tôm, khi nhiều kênh dẫn nước bị bồi lắng nặng nề. Triều dâng, nhiều nơi mực nước chỉ cao hơn đầu gối. Nông dân nuôi tôm Nguyễn Thái nói: Mực nước quá thấp làm sao đủ đưa vào ao nuôi, phải chờ Nhà nước giúp nạo vét. Ông Nguyễn Tâm Đạo nuôi 4 hầm tôm ở Tân Thành (Cà Mau), thì 2 hầm buộc phải chờ nước, có thể thả giống chậm hơn 1 tháng.
Đầu kênh đi qua trang trại nuôi tôm Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn) ở Bạc Liêu, cũng thiếu nước. Ông Ngoãn phải thuê phương tiện khai thông cả tuyến. Gần 6 ao phải chờ nước, còn kênh rạch xung quanh bị bồi lắng nặng nề... Hàng loạt kênh tuyến ven biển, từ Đông Hải (Bạc Liêu) về tận Vĩnh Châu (Sóc Trăng), sức bồi lắng xem ra quá lớn, làm nhiều kênh dẫn hạn chế khả năng cấp nước cho sản xuất.
Và mới đầu vụ, giá các loại vật tư xử lý ao, vôi, gây màu nước, diệt giáp xác, thức ăn cho tôm đã rục rịch tăng thêm từ 2-4%. Giá con giống cũng tăng hơn năm ngoái, với giá bán hiện tại từ 65-95 đồng/con (cao hơn từ 15-30 đồng/con giống so cùng kỳ).
Ông Trần Văn Út - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu cho hay: Nếu cộng thêm mức lãi suất ngân hàng khá cao (hơn 17%), người nuôi tôm lại gồng mình chống chịu nhiều thách thức trong mùa tôm mới.
Related news

Đến thời điểm hiện tại, ngành cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước khi duy trì được mức tăng ổn định. Tuy nhiên, do có quá nhiều đầu mối xuất khẩu, trong bối cảnh khủng hoảng thừa, hàng hóa tồn kho, sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp đã phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nông dân gánh chịu mọi thiệt thòi.

Người nuôi muốn tăng trọng cho bò chỉ cần cắt rau về nấu cháo trộn ít cám gạo, đồng thời cho bò uống ít nước muối pha loãng để giúp bò tiêu hóa nhanh. Hàng ngàn hộ gia đình ở các miền quê Phú Yên đang áp dụng phương pháp này để vỗ béo cho bò.

Hơn tháng qua, giá heo hơi trên thị trường Phú Yên liên tục tăng, nhiều hộ chăn nuôi gầy lại đàn giống để ổn định đàn heo thịt chuẩn bị cho vụ heo tết sắp tới.

Cá tra là đối tượng được nuôi phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.

Trong 5 năm qua (2008 - 2013), sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn thành phố Hải Phòng đạt bình quân 49.789 tấn, tăng bình quân 4,53%/năm. Sản xuất giống thủy sản của thành phố phát triển mạnh, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Hằng năm, Hải Phòng sản xuất hơn 1 tỷ con giống thủy sản, trong đó, có nhiều giống thủy sản có giá trị, chất lượng cao như cua biển, tôm rảo, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá Giò, cá Song.