Nhiều Sản Phẩm Có Lợi Thế Xây Dựng Thương Hiệu
Tỉnh ta được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều lợi thế, từ đất đai thuận lợi cho phát triển nông - lâm sản, khoáng sản dồi dào, sản phẩm nông sản qua chế biến phong phú nên đều có thể xây dựng các thương hiệu.
Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.
Thời gian qua, cây khoai lang đã giúp nông dân thoát nghèo và bây giờ nhiều hộ đã trở nên giàu có. Khoai lang Tuy Đức nổi tiếng thơm ngon, ai đã ăn là nhớ, là thèm và muốn được ăn nữa. Nhiều người đã xen khoai lang là đặc sản của Tuy Đức và thường làm quà tặng cho bạn bè, người thân, khách quý…
Điều này đã góp phần làm cho giá trị của cây khoai lang Tuy Đức khẳng định uy tín trên thị trường. Nhận thấy giá trị kinh tế của cây trồng này và nguyện vọng của người dân muốn sản phẩm mình trồng ra có thương hiệu, năm 2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng nhãn hiệu “Khoai lang Tuy Đức” và tôi rất mừng”.
Đắk Song, Đắk Mil, Đắk R’lấp… cũng là vùng trồng khoai lang và nông dân các địa phương mong muốn cây trồng này có thương hiệu. Trước thực tế này, tỉnh đang xây dựng thương hiệu “Khoai lang Đắk Nông” tầm cấp tỉnh.
Còn anh Trần Quang Đông, chủ trang trại Gia Ân ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), người đã trồng cây măng cụt cho hiệu quả kinh tế cao thì mong muốn tỉnh xem xét xây dựng thương hiệu cho loại trái cây mà này.
Anh Đông chia sẻ: “Hiện nay, 8 ha măng cụt của tôi đã cho thu hoạch được 6-8 năm và năm 2013 sản lượng đạt 60 tấn, bán sỉ với giá 30 triệu/tấn. Ngoài thị trường tiêu thụ ở trong tỉnh thì gia đình chủ yếu bán sang Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tôi đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho măng cụt Gia Ân nhưng vẫn mong muốn tỉnh chú trọng phát triển cây trồng này, mở rộng diện tích cũng như quan tâm, đăng ký thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho loại quả này.
Măng cụt trên đất nước ta chưa có tỉnh nào đăng ký thương hiệu nên nếu tỉnh đi trước thì rất tốt. Bởi, về mặt kinh tế thì măng cụt đem lại lợi nhuận cao và nó rất thích hợp với vùng đất Đắk Nông. Một ha măng cụt mỗi năm đem lại cho gia đình tôi tới 200 triệu đồng tiền lời, năng suất năm sau cao hơn năm trước và giống cây này cho thu hoạch tới tầm 100 năm”.
Đối với các địa phương khác, nhiều năm nay, người dân huyện Đắk Mil cũng đang mong muốn chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho xoài Đắk Gằn, sầu riêng Đắk Mil, cà phê Đức Lập. Đắk Song là vùng trồng tiêu lớn của tỉnh và trong khu vực Tây nguyên và có sản lượng lớn đạt tầm 6.000 tấn/năm và huyện đang bắt tay xây dựng thương hiệu cho cây trồng này. Từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở trên địa bàn cho thấy, tỉnh ta có nhiều loại nông sản đặc sản để xây dựng thương hiệu và chính quyền địa phương cũng đang tiến hành xúc tiến.
Khoáng sản cũng có thể xây dựng thương hiệu. Tại buổi gặp mặt với các doanh nhân vào giữa tháng 3 năm nay, đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND cho rằng: “Tỉnh ta có thể xây dựng thương hiệu cho nhiều mặt hàng nông-lâm sản và có thể xây dựng thương hiệu cho cả bôxít. Là địa phương được thiên nhiên ban tặng cho nguồn khoáng sản dồi dào, nhất là bôxít với trữ lượng lớn nhất nước và thuộc tầm quốc tế thì nên chăng chúng ta xây dựng thương hiệu đối với nguồn tài nguyên này”.
Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến như khoai lang, đậu nành hay các sản phẩm chế biến từ trái cây… cũng là điều mà các doanh nhân, doanh nghiệp đang hướng tới. Hiện tại, tỉnh có hàng chục cơ sở chế biến cà phê bột có mặt ở nhiều huyện, thị xã, trong đó tập trung nhiều nhất tại huyện Đắk Mil với những nhãn hiệu như cà phê bột Đắk Tín, Đức Lập, Hoàng Phát… đã được người tiêu dùng ưa chuộng.
Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chế biến khác cũng đang được các doanh nghiệp hướng tới. Trong đó, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng (Chư Jút) đã đặt nền móng và có uy tín trên thị trường với thương hiệu như sản phẩm bột đậu nành, đậu phộng sấy giòn, khoai lang sấy Đất Việt hay các doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hạt điều, đường RS.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.
Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.
Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.
Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.
Năm qua, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích nuôi thủy sản trên 47 ngàn héc-ta, đạt 106%. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được gần 10,7 ngàn héc-ta (tôm sú gần 1,5 ngàn héc-ta; tôm chân trắng trên 9,2 ngàn héc-ta); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa trên 25 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch năm.