Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Sản Phẩm Có Lợi Thế Xây Dựng Thương Hiệu

Nhiều Sản Phẩm Có Lợi Thế Xây Dựng Thương Hiệu
Publish date: Monday. June 23rd, 2014

Tỉnh ta được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều lợi thế, từ đất đai thuận lợi cho phát triển nông - lâm sản, khoáng sản dồi dào, sản phẩm nông sản qua chế biến phong phú nên đều có thể xây dựng các thương hiệu.

Anh Nguyễn Văn Khang ở xã Đắk Búk So (Tuy Đức), một nông dân trồng khoai lang cho biết: “Tỉnh có  nhiều vùng đất trồng được khoai lang, nhất là khoai lang Nhật Bản cho năng suất, chất lượng cao. Chỉ tính riêng ở xã Đắk Búk So, nhiều gia đình có từ 1-3 ha trồng khoai lang, có những hộ còn thuê đất, mua đất trồng tới hàng chục ha.

Thời gian qua, cây khoai lang đã giúp nông dân thoát nghèo và bây giờ nhiều hộ đã trở nên giàu có. Khoai lang Tuy Đức nổi tiếng thơm ngon, ai đã ăn là nhớ, là thèm và muốn được ăn nữa. Nhiều người đã xen khoai lang là đặc sản của Tuy Đức và thường làm quà tặng cho bạn bè, người thân, khách quý…

Điều này đã góp phần làm cho giá trị của cây khoai lang Tuy Đức khẳng định uy tín trên thị trường. Nhận thấy giá trị kinh tế của cây trồng này và nguyện vọng của người dân muốn sản phẩm mình trồng ra có thương hiệu, năm 2012, huyện Tuy Đức đã xây dựng nhãn hiệu “Khoai lang Tuy Đức” và tôi rất mừng”.

Đắk Song, Đắk Mil, Đắk  R’lấp… cũng là vùng trồng khoai lang và nông dân các địa phương mong muốn cây trồng này có thương hiệu. Trước thực tế này, tỉnh đang xây dựng thương hiệu “Khoai lang Đắk Nông” tầm cấp tỉnh.

Còn anh Trần Quang Đông, chủ trang trại Gia Ân ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), người đã trồng cây măng cụt cho hiệu quả kinh tế cao thì mong muốn tỉnh xem xét xây dựng thương hiệu cho loại trái cây mà này.

Anh Đông chia sẻ: “Hiện nay, 8 ha măng cụt của tôi đã cho thu hoạch được 6-8 năm và năm 2013 sản lượng đạt 60 tấn, bán sỉ với giá 30 triệu/tấn. Ngoài thị trường tiêu thụ ở trong tỉnh thì gia đình chủ yếu bán sang Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, tôi đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho măng cụt Gia Ân nhưng vẫn mong muốn tỉnh chú trọng phát triển cây trồng này, mở rộng diện tích cũng như quan tâm, đăng ký thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho loại quả này.

Măng cụt trên đất nước ta chưa có tỉnh nào đăng ký thương hiệu nên nếu tỉnh đi trước thì rất tốt. Bởi, về mặt kinh tế thì măng cụt đem lại lợi nhuận cao và nó rất thích hợp với vùng đất Đắk Nông. Một ha măng cụt mỗi năm đem lại cho gia đình tôi tới 200 triệu đồng  tiền lời, năng suất năm sau cao hơn năm trước và giống cây này cho thu hoạch tới tầm 100 năm”.

Đối với các địa phương khác, nhiều năm nay, người dân huyện Đắk Mil cũng đang mong muốn chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho xoài Đắk Gằn, sầu riêng Đắk Mil, cà phê Đức Lập. Đắk Song là vùng trồng tiêu lớn của tỉnh và trong khu vực Tây nguyên và có sản lượng lớn đạt tầm 6.000 tấn/năm và huyện đang bắt tay xây dựng thương hiệu cho cây trồng này. Từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở trên địa bàn cho thấy, tỉnh ta có nhiều loại nông sản đặc sản để xây dựng thương hiệu và chính quyền địa phương cũng đang tiến hành xúc tiến.

Khoáng sản cũng có thể xây dựng thương  hiệu. Tại buổi gặp mặt với các doanh nhân vào giữa tháng 3 năm nay, đồng chí Lê Diễn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND cho rằng: “Tỉnh ta có thể xây dựng thương hiệu cho nhiều mặt hàng nông-lâm sản và có thể xây dựng thương hiệu cho cả bôxít. Là địa phương được thiên nhiên ban tặng cho nguồn khoáng sản dồi dào, nhất là bôxít với trữ lượng lớn nhất nước và thuộc tầm quốc tế thì nên chăng chúng ta xây dựng thương hiệu đối với nguồn tài nguyên này”.

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chế biến như khoai lang, đậu nành hay các sản phẩm chế biến từ  trái cây… cũng là điều mà các doanh nhân, doanh  nghiệp đang hướng tới. Hiện tại, tỉnh có hàng chục cơ sở chế biến cà phê bột có mặt ở nhiều huyện, thị xã, trong đó tập trung nhiều nhất tại huyện Đắk Mil với những nhãn hiệu như cà phê bột Đắk Tín, Đức Lập, Hoàng Phát… đã được người tiêu dùng ưa chuộng.

Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chế biến khác cũng đang được các doanh nghiệp hướng tới. Trong đó, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Tất Thắng (Chư Jút) đã đặt nền móng và có uy tín trên thị trường với thương hiệu như sản phẩm bột đậu nành, đậu phộng sấy giòn, khoai lang sấy Đất Việt hay các doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hạt điều, đường RS.


Related news

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

Friday. December 25th, 2015
Hiệu quả từ một dự án Hiệu quả từ một dự án

Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.

Friday. December 25th, 2015
Trang trại tiền tỷ trên cát trắng Trang trại tiền tỷ trên cát trắng

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Friday. December 25th, 2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng

Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.

Friday. December 25th, 2015
Một ND 7 năm liền đạt danh hiệu ND SXKDG Một ND 7 năm liền đạt danh hiệu ND SXKDG

Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Friday. December 25th, 2015