Nhiều Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi

Ngày 17/12, tại TP HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT và tổng kết quản lý lợn đực giống, TĂCN. Chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Vũ Văn Tám.
Thông tin tại Hội nghị cho thấy năm nay là một năm thành công của ngành chăn nuôi nước ta, khi giá trị ước tính tăng 4-5% so với năm 2013.
Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và TĂCN khoảng 6%.
Đến nay, trong ngành chăn nuôi đã hình thành nhiều mô hình liên kết theo chuỗi, như: chăn nuôi gia công theo các cấp độ khác nhau; liên kết giữa các DN để sản xuất và cung ứng 1 sản phẩm ra thị trường; liên kết giữa các DN giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm với các DN, HTX, hộ chăn nuôi; mô hình HTX; mô hình liên kết theo các nhóm hộ, tổ hợp tác, CLB, hội, hiệp hội.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nhieu-mo-hinh-lien-ket-trong-chan-nuoi-post136270.html
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có giá vài trăm nghìn đồng như các loại gà bình thường khác, để mua được một chú gà người mua phải bỏ ra tiền triệu, thậm chí cả chục triệu đồng. Mặc dù có giá “chát” như vậy, nhưng gà Đông Tảo năm nay vẫn đắt hàng, đặc biệt vào cuối năm.

Nông dân nuôi bò sữa Hà Lan là những chủ trang trại có nhiều kinh nghiệm trong nuôi và quản lý đàn bò sữa, nhất là về thức ăn, các bệnh phổ biến, kỹ thuật vắt sữa…

Tuy nhiên, cũng theo Cục Chăn nuôi, hiện vẫn còn nhiều bất cập trong việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Tình hình dịch bệnh và chi phí dịch vụ thú ý còn cao, chiếm khoảng 5-10% giá trị của sản phẩm, khiến người chăn nuôi vẫn chịu nhiều thiệt thòi.

Năm 1999, anh Nguyễn Văn Tiền từ quê Thanh Hóa vào lập nghiệp tại thôn 11 xã Ia T’mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Sau khi lập gia đình, năm 2004 do một tai nạn không may, anh mất đi 2 bàn chân. Cuộc sống dường như đã chao đảo, mất phương hướng nhưng vai trò là trụ cột gia đình đã không cho phép anh gục ngã, nản lòng. Từ sự cố đó, anh Tiền xác định chăn nuôi là phù hợp nhất với điều kiện bản thân và gia đình.

Trước tình hình thời tiết lạnh kéo dài, cũng là thời gian gần đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, các địa phương đang đồng loạt triển khai phòng chống dịch bệnh, đói rét cho cây trồng, vật nuôi.