Nhiều Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi
Ngày 17/12, tại TP HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT và tổng kết quản lý lợn đực giống, TĂCN. Chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Vũ Văn Tám.
Thông tin tại Hội nghị cho thấy năm nay là một năm thành công của ngành chăn nuôi nước ta, khi giá trị ước tính tăng 4-5% so với năm 2013.
Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và TĂCN khoảng 6%.
Đến nay, trong ngành chăn nuôi đã hình thành nhiều mô hình liên kết theo chuỗi, như: chăn nuôi gia công theo các cấp độ khác nhau; liên kết giữa các DN để sản xuất và cung ứng 1 sản phẩm ra thị trường; liên kết giữa các DN giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm với các DN, HTX, hộ chăn nuôi; mô hình HTX; mô hình liên kết theo các nhóm hộ, tổ hợp tác, CLB, hội, hiệp hội.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh, nhưng giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị ngành chăn nuôi. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nhieu-mo-hinh-lien-ket-trong-chan-nuoi-post136270.html
Related news
Cũng phải vài lần hẹn tôi mới được mục sở thị trang trại chăn nuôi lợn trong chuồng… điều hòa nhiệt độ ở huyện Văn Giang (Hưng Yên). Xem cách nuôi lợn trong các chuồng lắp hệ thống điều hòa nhiệt độ, tôi gặp từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Dẫn tôi đi thăm mô hình nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Thu ở thôn Bãi Dài, một hộ dân nuôi bò sữa lớn nhất trên địa bàn xã An Sinh (Quảng Ninh) hiện nay, ông Lê Đình Đảm, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ An Sinh cho biết: Hiện nay, có 3 thôn của xã An Sinh duy trì và phát triển tốt đàn bò sữa với tổng số là 53 con, nuôi tại 12 hộ dân.
Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.
Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.