Phân bón cho vụ bưởi tết
Hội thảo thu hút hơn 200 nhà vườn trồng bưởi Năm Roi.
Để phục vụ cho nhà vườn trồng bưởi, Cty giới thiệu các sản phẩm mới bón qua rễ và phân bón qua lá như CP – One 15-5-20; Uro -1;
Sitto PHAT 20-20-15- 3SiO2 +TE; Sitto CNB… sản phẩm tan nhanh giúp giữ lượng đạm hữu dụng trong đất kéo dài thời gian cung cấp đạm cho cây trồng từ 15 - 20 ngày.
Nhà vườn Nguyễn Hữu Tuấn có 17 năm trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa với diện tích 1,3 ha cho biết:
"Lúc trước sử dụng các loại phân bón thông thường bưởi chỉ đạt năng suất khoảng 3 - 3,5 tấn trái/công/năm, nhưng 2 năm nay tôi sử dụng phân bón của Sitto giúp rễ hấp thu nhanh, đâm tược mạnh, tỷ lệ đậu trái cao và ít bị rụng trái…
Năm rồi gia đình thu hoạch đạt 4 tấn/công/năm, tỷ lệ trái đạt loại nhất từ 30 - 40%, cao hơn 5 - 8% so với sử dụng phân khác.
Sau khi trừ hết chi phí cho lãi gần 320 triệu đồng/năm".
Ông Lâm Phước Thành, Trưởng trạm BVTV TX.
Bình Minh cho biết, toàn thị xã có 3.225 ha bưởi Năm Roi, mận xanh đường, thanh long, vú sữa lò rèn, sầu riêng; trong đó vườn đang trong giai đoạn cho trái trên 3.000 ha.
Từ đầu năm đến nay, nông dân thị xã Bình Minh đưa ra thị trường trên 32.200 tấn trái cây các loại, tăng 293 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân có thu nhập từ 100 - 170 triệu đồng/ha/năm, riêng cây bưởi Năm Roi thu nhập từ 250 - 350 triệu đồng/ha/năm.
"Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo đầu ra ổn định cho mặt hàng trái cây, thời gian qua thị xã được đầu tư thực 2 mô hình SX bưởi Năm Roi theo tiểu chuẩn GlobalGAP, với quy mô gần 47ha ở xã Mỹ Hòa.
Để xây dựng được thương hiệu bưởi Mỹ Hòa hướng đến XK quan trọng nhất là khâu chọn đúng loại phân bón, đặc biệt là phân Sitto giúp trái ngon ngọt, năng suất cao, tăng lợi nhuận", ông Thành nói.
Có thể bạn quan tâm
Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.
Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.
Trong chuyến công tác tại huyện Mường Chà, chúng tôi có dịp được gặp và chia sẻ kinh nghiệm vượt khó làm giàu với ông Lường Văn Phanh, tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà. Ông Phanh là 1 trong 51 cá nhân tiêu biểu được UBND huyện Mường Chà tặng Giấy khen trong Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà lần thứ 2.
Hiện diện tích thả nuôi cá tra trên toàn tỉnh khoảng 106ha, đạt 61% kế hoạch, trong đó có hàng chục héc-ta đang được người dân thả nuôi theo hướng GAP. Đến nay, người dân đã thu hoạch trên 70ha, năng suất bình quân 257 tấn/ha, ước tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn.
Bước sang năm 2014, với việc nhiều địa phương cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa, người nông dân có điều kiện yên tâm đầu tư chuyển đổi sản xuất, phát triển NTTS. Thêm vào đó, giá bán sản phẩm thủy sản những tháng đầu năm ổn định và tăng hơn 15% so với năm 2013, trong đó, cá rô phi, cá chép tăng 7.000 - 10.000 đồng/kg.