Một bể gas bằng ba bó củi
Bà chỉ cần đứng vặn “tạch tạch tạch”, nấu cơm, luộc rau, nấu cơm rượu ngon lành.
Nhà bà Tiên lúc cao điểm có khoảng 30 đầu lợn, đủ loại từ nái đến lợn sữa.
Toàn bộ chất thải từ chuồng lợn đổ thẳng xuống con kênh cạnh nhà.
Lượng chất thải ngày một nhiều, kênh ô nhiễm trầm trọng, ruồi muỗi nhiều diệt không xuể.
Tháng 10/2014, bà Tiên đăng ký tham gia xây dựng công trình bể biogas, loại 9 mét khối.
Chi phí lắp đặt hết gần 13 triệu đồng.
Bà Tiên được tặng thêm 40 mét dây gas vì bể nằm cách xa khu vực bếp nấu.
“Giờ trong chuồng nhà tôi lúc nào cũng có trên dưới 10 con lợn.
Lượng ga lúc nào cũng đủ dùng chú ạ.
Nấu cơm ngày ba bữa, một bóng thắp sáng dưới bếp thoải mái.
Vài hôm tôi lại bật bếp nấu cả cơm rượu mà vẫn đủ”, bà Tiên kể.
Từ ngày dùng biogas, bà Tiên không phải dậy sớm lên đồi lấy củi như trước.
Đi từ sáng tới trưa muộn, toát mồ hôi mới vác được một bó củi.
Về đến nhà, nấu vèo cái là hết, lại hì hục đi lấy.
Bà Tiên bảo: "Khi mới lắp đặt, tôi được đi tập huấn cách dùng rồi nên dùng dễ lắm.
Lúc nào đun thì mở khóa, bật tạch cái là dùng thôi.
Dùng một năm rồi mà chưa thấy hỏng hay bị làm sao cả”.
Nhà ông Nông Văn Chung, thôn Dạ 2, nuôi 6 lợn thịt, 1 con lợn nái.
Ông Chung đào hố phân ngay cạnh chuồng.
Chất thải dồn ứ, tràn xuống ào gây ô nhiễm môi trường.
Thấy nhà bà Tiên có bể biogas hay quá, ông Chung tò mò ra ủy ban xã đăng ký lắp đặt.
Gần 1 năm nay, ông Chung không còn dùng củi để đun nấu.
Chất thải chăn nuôi cũng không còn tràn xuống ao.
Ông Chung bảo, cái “thằng” biogas này nhìn đơn giản mà hay đáo để, đun nước, nấu cơm vặn “tạch” cái là xong lại không ô nhiễm môi trường.
Bà Hà Thị Mai Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Đường cho biết, cả xã hiện nuôi khoảng 6.000 con lợn, 400 con trâu bò.
Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, SX nông hộ.
Trước đây, với phương thức chăn nuôi truyền thống, người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, toàn bộ chất thải bị xả ra kênh mương, ao hồ.
Nhưng từ năm 2014, có chương trình lắp đặt bể biogas, môi trường đã dần được cải thiện.
Bà Nguyễn Thanh Hương, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cam Đường cho biết, trong năm 2015, có thêm 4 hộ đăng ký tham gia chương trình.
Xã sẽ tập hợp, chuyển danh sách về BQL dự án của tỉnh để xét duyệt.
Cả xã hiện còn khoảng 20 hộ chăn nuôi, quy mô tương đối nhưng chưa lắp đặt bể biogas.
Xã sẽ tiếp tục vận động để những hộ nả tham gia chương trình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo bà Hương, đây là một dự án hết sức thiết thực, cái được lớn nhất là góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
Chính quyền xã cũng thường xuyên đến những hộ đã lắp đặt để kiểm tra, hướng dẫn sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm
Ở tuổi gần 60, ông Phan Thanh Châu ở ấp Giáp Nước, xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu rất thận trọng trong việc đầu tư nuôi nuôi tôm công nghiệp
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông Sơn Dương tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho hơn 50 học viên là cán bộ khuyến nông huyện phụ trách xã, cán bộ nông nghiệp xã và các hộ sản xuất rau trên địa bàn thị trấn Sơn Dương
Sản xuất nông nghiệp có vị trí, vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp đã được đề cập ở các nghị quyết của T.Ư Đảng trước đây và đặc biệt là Nghị quyết hội nghị TƯ7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Trái cóc từ lâu đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, giải nhiệt, sinh tân dịch, giải khát.
Đồng Nai là tỉnh chăn nuôi lớn nhất cả nước. Nhưng nhiều năm qua, chăn nuôi ở đây vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, mà nổi cộm là việc sử dụng các chất cấm. Hiện nay, những người chăn nuôi có tâm huyết ở tỉnh này đang nỗ lực để thay đổi hình ảnh xấu nói trên.