Nhiều mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả kinh tế
Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ phát triển sự nghiệp, từ năm 2011 đến nay, huyện Vân Canh đã xây dựng được 47 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí trên 1,41 tỉ đồng, tạo điều kiện cho hàng trăm hộ nghèo được tham gia trực tiếp vào các mô hình; được tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.
Hầu hết các mô hình đều phát huy hiệu quả như mô hình trồng ớt, bắp lai, lúa lai, cải tạo vườn tạp, vỗ béo bò, nuôi dê, nuôi cá lồng, cải tạo giống heo cỏ địa phương…
Giúp các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo.
Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện còn 3.162 hộ nghèo, chiếm 39,1%; 1.730 hộ cận nghèo, chiếm 21,4%. Bình quân, tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 4,8%, đạt và vượt so với mục tiêu giảm nghèo của Chương trình 30a.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh nông dân bị mất mùa lúa năm 2015 do sâu đục thân, xảy ra ở địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Sau 18 tháng triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, tỉnh Bến Tre đã thực hiện được 2.380/3.600 công trình khí sinh học (biogas) loại từ 50 m3 trở xuống.
Với khát vọng “nâng tầm tôm Việt” nhằm nâng cao vị thế ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới, Tập đoàn Việt Úc đã nghiên cứu, ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao, siêu năng suất.
Cuối tháng 10 này, mẻ lúa J02 đầu tiên trồng tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngược tàu ra Bắc báo hiệu một xu hướng mới "Nam sản, Bắc tiêu" cho hạt gạo Nhật.
Với mục đích bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế cho người dân, chiến lược đẩy mạnh nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đang là hướng đi mới của tỉnh Cà Mau.