Nhiều mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả kinh tế
Từ nguồn vốn 30a hỗ trợ phát triển sự nghiệp, từ năm 2011 đến nay, huyện Vân Canh đã xây dựng được 47 mô hình khuyến nông với tổng kinh phí trên 1,41 tỉ đồng, tạo điều kiện cho hàng trăm hộ nghèo được tham gia trực tiếp vào các mô hình; được tiếp cận khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.
Hầu hết các mô hình đều phát huy hiệu quả như mô hình trồng ớt, bắp lai, lúa lai, cải tạo vườn tạp, vỗ béo bò, nuôi dê, nuôi cá lồng, cải tạo giống heo cỏ địa phương…
Giúp các hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo.
Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện còn 3.162 hộ nghèo, chiếm 39,1%; 1.730 hộ cận nghèo, chiếm 21,4%. Bình quân, tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 4,8%, đạt và vượt so với mục tiêu giảm nghèo của Chương trình 30a.
Related news

Dựa vào điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, lão nông Phạm Đạt ở xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mạnh dạn phát triển kinh tế vườn, trồng cây ăn trái

Năm 2015, sản lượng gà của anh Trần Văn Đa đạt 16 tấn mang về cho anh thu nhập khoảng 2,4 tỷ đồng, trừ đi chi phí, anh vẫn lãi trên 2 tỷ đồng.

1 sào lúa-360m2 trong một vụ khoảng 115 ngày, nông dân thu lãi trung bình 400.000 đồng. Cũng trên mảnh đất ấy, khi đưa công nghệ cao vào , lợi nhuận gấp 100 lần

Hiện toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có gần 400 trang trại, gia trại trong đó có 29 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Chỉ với lối đi cuối nhà ngang 1,5m, dài 5m, anh Phạm Thanh Tòng (phường Phước Long A, quận 9) đã che chắn thành khu nuôi cá đĩa với 20 hồ kiếng.