Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chết Trắng, Người Dân Đắng Lòng Ở Thừa Thiên Huế

Cá Chết Trắng, Người Dân Đắng Lòng Ở Thừa Thiên Huế
Ngày đăng: 19/05/2012

Trong mấy ngày qua, nhiều hộ nông dân nuôi cá lồng trên sông Bồ (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) hốt hoảng khi phát hiện cảnh cá chết và nổi trắng trên mặt sông.

Đến chiều ngày 14/5, cá chết trên sông Bồ vẫn nổi trắng xóa. Cá chết nằm rải từng đám trên mặt, trong lồng cá khiến người dân nơi đây đứng ngồi không yên. Theo Hội Nông dân xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, khoảng ngày 12-5, hàng chục hộ dân nuôi cá lồng tại khu vực sông Bồ náo động khi phát hiện một đoạn sông dài khoảng 2km, xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, thuộc khu vực thôn Phước Yên và La Vân Thượng.

Anh Nguyễn Hữu Lộc (34 tuổi), ở thôn La Vân Thượng, xã Quảng Thọ cho biết: “Không hiểu vì sao cá ở trên sông Bồ (khoảng hơn 200 lồng, của 80 hộ dân) lại bị chết hàng loạt. Ngày nào tôi và một số người dân cũng vớt được vài chục kg cá. Chưa bao giờ thấy cá chết nhiều như thế này”.

Theo Hội Nông dân xã Quảng Thọ, loại cá bị chết gồm cá trắm cỏ, cá gáy… Số cá bị chết thường từ 0,5 kg đến 2 kg, chuẩn bị vào mùa thu hoạch để đưa ra thị trường với giá khoảng 45.000 đồng/kg. Tình trạng cá chết hàng loạt đã xảy ra nhiều năm nay trên đoạn sông này, tuy nhiên chính quyền địa phương xã Quảng Thọ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Anh Phan Hữu Hồng, một hộ nuôi cá ở thôn Phước Yên ngậm ngùi: “Đợt này tôi thả 400 con cá giống trắm cỏ từ 0.8 – 1 kg, nay mỗi con vào khoảng 2.5 – 3 kg, định thúc ít tháng nữa là có thể thu hoạch nhưng bây giờ thì mất trắng cả chì lẫn chài”. Nhiều hộ gần đó tiến hành kéo bè ra xa để tránh nguồn nước ô nhiễm nhưng vẫn không tránh khỏi hoàn cảnh tương tự. Phần lớn bà con vay tiền của ngân hàng để mua giống, ngờ đâu bây giờ lãi chẳng thấy mà vốn cũng mất tiêu, chưa kể công bứt cỏ, chăm sóc. “Điều đáng nói ở đây là lấy đâu ra giống để thả vào lồng và liệu cá thả vào có tiếp tục bị chết không, nếu chờ qua đợt dịch này thì lại không tìm đâu ra giống. Nhiều hộ dân đang túng bước trong kế sinh nhai”, anh Hồng cho biết thêm.

Sau khi xác minh thực tế, Hội Nông dân xã Quảng Thọ thống kê có khoảng hơn 200 lồng cá của 80 hộ dân bị thiệt hại, ước tính khoảng hơn 50 tấn với tổng số tiền lên đến mấy trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Hữu Việt, Chủ nhiệm HTX Quảng Thọ cho biết, tình trạng cá chết xảy ra trong 5 ngày nay. Bà con trong thôn kéo nhau đi vớt cá, ít thì vài chục kg/ngày, còn nhiều thì chừng nửa tạ cá. Người dân địa phương cho biết thêm, cá chết là do ô nhiễm môi trường từ nước thải của các hộ dân chưa qua xử lý hoặc do ô nhiễm từ các chất độc hại như thuốc trừ sâu, và các loại thuốc từ các ao nuôi tôm cá xả ra gây ô nhiễm đoạn sông dài hơn 10 km này. Nhiều người dân lợi dụng cá chết đã đi dọc ven bờ hoặc lội ra sông để vớt cá chết đem về làm thức ăn cho gia súc.

Sáng 14/5, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Hoàng Công Phong cho biết, xã Quảng Thọ phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lấy mẫu nước để làm các xét nghiệm, tìm nguyên nhân đồng thời kiểm tra toàn tuyến sông để có biện pháp khắc phục.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa Việt Nam Lần Đầu Giải Mã Hoàn Chỉnh Hệ Gen Cây Lúa

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

29/08/2013
Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm Diện Tích Đất Trồng Lúa Giảm

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

29/08/2013
Ương Dưỡng Tôm Giống Nâng Cao Tỷ Lệ Sống, Giảm Chi Phí Nuôi Ương Dưỡng Tôm Giống Nâng Cao Tỷ Lệ Sống, Giảm Chi Phí Nuôi

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.

31/08/2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

31/08/2013
Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013” Khai Mạc Hội Thi “Người Chăn Nuôi Heo Giỏi Miền Đông Nam Bộ Năm 2013”

Sáng ngày 29-8, tại TP. Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia khai mạc hội thi “Người chăn nuôi heo giỏi vùng Đông Nam bộ năm 2013”. Tham dự hội thi có gần 300 người chăn nuôi heo tiêu biểu thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ.

31/08/2013