Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Thua Lỗ Và Mối Lo Giá Thực Phẩm Tăng Trở Lại

Chăn Nuôi Thua Lỗ Và Mối Lo Giá Thực Phẩm Tăng Trở Lại
Ngày đăng: 19/05/2012

Đến thời điểm này, sau nhiều tháng bán sản phẩm dưới giá thành, người chăn nuôi bắt đầu kiệt quệ, bỏ nghề. Dễ dàng nhận thấy việc giảm, bỏ đàn qua thị trường con giống đang rất ảm đạm. Con giống gia cầm, giống heo dù rẻ vẫn không ai mua. Chắc chắn trong một vài tháng tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Theo tính toán của giới chăn nuôi, hiện nay, người nuôi heo lỗ 700.000 đồng/con. Nuôi gà thịt lỗ 3.000 đồng/kg, vịt lỗ 4.000 đồng/kg, nuôi gà đẻ lỗ 400 – 500 đồng/trứng.

Phải huỷ bớt con giống

Ông Nguyễn Quốc Trung, tổng giám đốc công ty chăn nuôi Japfa Việt Nam, cho biết liên tục từ tháng 12.2011 đến giữa tháng 3.2012, người nuôi gà trắng công nghiệp bị lỗ mỗi ký gà lông ít nhất 8.000 đồng. Mãi đến nửa cuối tháng 3 vừa rồi giá bán mới tăng lên trên 34.000 đồng, nhưng ngay sau đó đến đầu tháng 4 lại tụt xuống 31.000 đồng và duy trì cho đến nay. Ông Trung nói đã gắn bó với nghề nuôi gà công nghiệp nhiều năm nhưng nay mới chứng kiến đợt thua lỗ kéo dài như vậy (sáu tháng). Theo ông, trong chăn nuôi gà thịt, mỗi năm, thời gian lỗ ở mức cho phép tối đa chỉ bốn tháng, ba tháng huề vốn, còn lại năm tháng lời mới đảm bảo chi phí đầu tư trong năm. Tuy nhiên, với tình hình như thời gian qua, thua lỗ đã vượt quá mức cho phép và quá sức chịu đựng của người chăn nuôi.

Theo tìm hiểu, hầu hết người chăn nuôi đang đối phó với tình trạng thua lỗ bằng cách giảm đàn, hoặc bỏ nuôi. Điều này có thể kiểm chứng qua thị trường con giống đang rất trầm lắng. Giá gà giống công nghiệp, vịt còn 3.000 – 4.000 đồng/con, thấp hơn giá thành 4.000 – 5.000 đồng; còn heo giống thì thấp hơn giá vốn 20.000 – 30.000 đồng/kg mà không có ai hỏi mua.

Thị trường giống già thịt hiện chủ yếu do ba công ty là C.P, Japfa, Emivest cung cấp, trung bình khoảng 6 – 7,5 triệu con/tháng. Ông Nguyễn Quốc Trung cho hay, trước đây các công ty bán giống ra ngoài cho dân nuôi, tỷ lệ 30%, nhưng nay chỉ bán được khoảng 5 – 8%. Gà giống không bán được thì công ty phải “ôm” nuôi, nhưng vì giá gà thịt quá thấp nên buộc họ phải huỷ bớt con giống. “Thứ nhất là giảm số đầu con giống bằng cách đem huỷ như đốt bớt đi, thứ hai là ngắt điện, giội nước để trứng bị hư hỏng trước khi nở”, ông Trung nói.

Ông Lê Văn Mễ, giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn cũng cho hay với giá bán khoảng 40.000 đồng/kg heo hơi như hiện nay, người chăn nuôi đang lỗ 700.000 – 800.000 đồng/con heo trọng lượng 100 kg. Chính vì vậy, thời gian này rất ít nông dân bỏ tiền gầy đàn. “Trước đây, mỗi tháng công ty bán ra 2.000 heo giống, nhưng vài tháng nay lâu lâu mới có một vài người hỏi mua số lượng vài trăm con”, ông Mễ nói. Ông Mễ cho hay, Phú Sơn đang áp dụng biện pháp nuôi số heo giống dư thừa, mặt khác sàng lọc bớt đàn nái bằng cách giết thịt để giảm chi phí.

Giá thực phẩm sẽ tăng trở lại?

Một trại gà đẻ ở Hố Nai, Đồng Nai vừa phải bán hơn 1/3 trong tổng số 60.000 con chỉ vì giá bán trứng quá thấp, không bù đủ chi phí. Cũng vì thua lỗ quá nặng, một người chăn nuôi heo lão luyện như ông Kim Chung, ở xã Bầu Bàng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cũng vừa phải xoá sổ đàn heo thương phẩm hơn 5.000 con. Qua trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Văn Thế, chi cục trưởng chi cục Thú y tỉnh Long An cho biết vài tháng trở lại đây, địa phương này cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho đàn heo, gia cầm nuôi mới rất ít. Nguyên nhân chủ yếu do “giá bán thấp quá nên nông dân không dám nuôi mới!”

Quy luật thị trường thực phẩm vài năm trở lại đây cho thấy, sau đợt giảm giá kéo dài sẽ xảy ra tình trạng hụt nguồn cung, giá tăng mạnh trở lại và dễ gây sốt. Một số doanh nghiệp cho rằng thị trường hiện nay rất giống với diễn biến hồi năm 2010. Trong năm này, ngành chăn nuôi cũng xảy ra dịch bệnh, nông dân thua lỗ, giảm đàn. Hậu quả là sang năm 2011, giá thực phẩm tăng 50 – 70% và là một trong những nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ lạm phát hơn 16%.

Theo ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc công ty Vissan, giữa thời điểm giá sản phẩm tụt giảm thì nguyên liệu thức ăn đầu vào lại tăng tới 30 – 40% so với hồi đầu năm nay. “Ngành chăn nuôi đang chịu quá nhiều áp lực, giá thực phẩm tăng trong vài tháng tới là không thể tránh khỏi”, ông nói.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Đắk D'Rô Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Đắk D'Rô

Mô hình được hộ ông Phạm Văn Tuyến thực hiện trên diện tích 0,2 ha. Thực hiện mô hình này, ngày 4/6, ông Tuyến đã thả 6000 con cá giống, loại 60 con/kg. Đến nay, tỷ lệ cá nuôi sống đạt 85%, trọng lượng bình quân 0,5 kg/con. Qua tính toán với diện tích mặt nước 0,2 ha, sản lượng cá thu hoạch được là 2.550 kg.

13/11/2014
Các Mô Hình Trồng Rau An Toàn Góp Phần Đổi Mới Tư Duy Sản Xuất Các Mô Hình Trồng Rau An Toàn Góp Phần Đổi Mới Tư Duy Sản Xuất

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.

13/11/2014
Tiềm Năng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Tỉnh Tiềm Năng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Tỉnh

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

13/11/2014
Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

13/11/2014
Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

13/11/2014