Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Theo ngành chuyên môn của thành phố và những người dân có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: Trồng mía lưu gốc giúp nông dân có nhiều lợi ích như: mía lưu gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ từ 15 - 30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ chữ đường (CCS) đầu vụ ép; giảm khoảng 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào hộc, làm đất, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 - 6 tấn mía giống/ha); mầm mía mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía cũng mọc nhanh và dày đặc nên chịu hạn tốt hơn mía tơ…
Như vậy, trước tình hình ngành mía đường vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mô hình trồng mía lưu gốc được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Do đó, đây là mô hình cần được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, nhất là đối với vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp, nơi có diện tích mía lớn nhất tỉnh và được đầu tư hệ thống đê bao khép kín 5.000ha khá hoàn chỉnh…
Related news

Mong muốn làm giàu, nhưng diện tích đất của gia đình ít, không đủ để trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, mô hình trồng nấm chi phí thấp, chiếm it diện tích đất mà mang lại giá trị kinh tế cao là giải pháp của vợ chồng anh Hoàng Đức Hòa và chị Nguyễn Thị Toan ở thôn 12, xã Đắk Rla, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Các mô hình chuyển đổi cây trồng này mang lại thu nhập cho người nông dân Quảng Bình cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hòa nói riêng thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại nấm như: Nấm linh chi, nấm hầu thủ, nấm chân dài, nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…

Vừa qua, tại Hà Nội, đặc sản quýt hồng Lai Vung và xoài Cao Lãnh là 2 sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp vinh dự được tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại lễ tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2013. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân do sự yếu kém của thương nhân và nhà nước tổ chức quản lý chuỗi giá trị sản phẩm gạo không làm được.