Nhiều Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Ở Yên Thế
Xác định là nhiệm vụ hàng đầu, những năm qua cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo.
Phát huy lợi thế và nội lực
Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…
Nhờ chăm chỉ làm ăn, năm vừa qua, gia đình ông đã ra khỏi danh sách hộ nghèo ở địa phương. Được biết thời gian qua, Đồng Kỳ đã tập trung thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án của Ðảng, Nhà nước đối với hộ nghèo; xây dựng, ban hành các kế hoạch, đề án, nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
Đặc biệt, xã vận động, hướng dẫn người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp bằng cách phát triển các loại cây, con thế mạnh của địa phương như củ đậu, gà đồi… Đồng thời thực hiện luân canh gối vụ lúa chiêm, củ đậu, khoai tây hoặc lúa chiêm, bí xanh, khoai tây… Đến thời điểm này, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 8,21%, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với xã Hồng Kỳ, bên cạnh triển khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã tập trung phát huy nội lực và hiệu quả hoạt động của các hội, đoàn thể. Trong đó, Hội Nông dân tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về giảm nghèo bền vững, đăng ký tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; Hội Phụ nữ triển khai phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”...
Bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, chúng tôi luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động mỗi người dân, gia đình phát huy nội lực của chính mình để vươn lên thoát nghèo bền vững".
Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Kỳ Nguyễn Hữu Khải.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Long Mạnh Thắng, những hoạt động này góp phần giúp hộ nghèo thay đổi nhận thức, nỗ lực, chủ động hơn để thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 1-2% mỗi năm. Nhiều hộ trở thành tấm gương xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu như gia đình anh Long Văn Thu, thôn Trại Ba; Trần Bình Nam, thôn Trại Sáu…
Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nhất là những nơi còn nhiều khó khăn như: Tam Tiến, Đông Sơn, Đồng Hưu, Canh Nậu, Tiến Thắng... đều tìm kiếm những giải pháp phù hợp, tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Nhờ vậy đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 12,5%, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước.
Lồng ghép nhiều chương trình, dự án
Theo ông Vũ Quang Đa, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện, công tác giảm nghèo đã được cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân trong huyện tích cực thực hiện. Đa số hộ nghèo, cận nghèo đều quan tâm tìm tòi, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, các chính sách, dự án về giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, phủ rộng trên địa bàn huyện. Người nghèo ngày càng được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã hội như: Y tế, giáo dục, văn hóa, tín dụng...
Năm 2014, hàng nghìn lượt hộ nghèo đã được tham gia các chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật, dự án khuyến nông- khuyến ngư, phát triển sản xuất, ngành nghề; hơn 1.700 người nghèo, đối tượng chính sách được hỗ trợ học nghề; 100% người nghèo được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và được vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh nếu có nhu cầu, đủ điều kiện.
Đặc biệt, huyện còn tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng các công trình giao thông, thủy lợi... làm "đòn bẩy" về phát triển kinh tế. Trong năm, toàn huyện đã đầu tư xây dựng 21 công trình thủy lợi, nhà văn hóa, giao thông... với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều công trình, dự án quy mô lớn đã và đang được gấp rút hoàn thành như Dự án thủy lợi sông Sỏi, đường huyện 268... nhằm phục vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.
Thời gian tới, huyện Yên Thế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của người dân và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn về thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo; điều tra, rà soát hộ nghèo bảo đảm khách quan…
Huyện sẽ định hướng công tác giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở; xây dựng, nâng cấp công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, bảo đảm người dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo, vay vốn ưu đãi, tín dụng, xuất khẩu lao động và dạy nghề, tạo việc làm mới… Qua đó phấn đấu giảm từ 3% số hộ nghèo trở lên trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.
Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.
Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.
Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.
Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.