Nhiều Cơ Hội Phát Triển Giống Nông Nghiệp

Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
Nhu cầu lớn
Với tổng diện tích đất nông nghiệp xấp xỉ 120.000ha, TP.HCM có hơn 1 triệu nông dân sống bằng hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra, do tiếp giáp với vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của phía Nam như các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL, TP.HCM cũng là nơi cung ứng giống nông nghiệp chủ yếu cho bà con nông dân do có những điều kiện thuận lợi về tiến bộ khoa học, vốn đầu tư…
Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, chỉ riêng nhu cầu hạt giống rau cho sản xuất, kinh doanh của cả nước mỗi năm vào khoảng gần 5.000 tấn, trong đó có hơn 4.000 tấn là nhập khẩu. Không chỉ vậy, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu gần 700 con heo giống ông bà và giống bố mẹ. Kim ngạch nhập khẩu heo giống đạt 271.000 USD, bình quân giá mỗi con heo giống nhập khẩu khoảng 757 USD/con.
Ông Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cho biết, hơn 90% giống gà tại các vùng chăn nuôi trọng điểm hiện nay như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An… do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp. Riêng TP.HCM, tổng đàn heo hiện khoảng 356.500 con, tăng khoảng 5,5% so với cùng kỳ 2012. Thế nhưng, hiện tại, mỗi năm TP.HCM chỉ sản xuất được khoảng 900.000 con heo giống và khoảng 1 triệu liều tinh giống, đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân thành phố cũng như các tỉnh lân cận.
Nhiều cơ hội phát triển
Tại Hội chợ Triển lãm Giống nông nghiệp TP.HCM lần 1 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Phước Trung – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, thành phố hiện có khoảng 400 doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh giống cây con và thủy sản các loại.
TP.HCM đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng giống mới, giống xác nhận lên mức 80 – 90% trong thời gian tới, qua đó, nâng cao năng suất cây trồng thêm 10 – 15%.
Hàng năm, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sản xuất hơn 8.000 tấn giống các loại. Tuy nhiên, theo ông Trung, năng lực của các doanh nghiệp hiện tại mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% lượng hạt giống các loại còn lại là từ các nguồn nhập khẩu hoặc nông dân tự sản xuất.
Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao như hoa lan, cá cảnh, bò sữa, nhu cầu nguồn giống chất lượng cho sản xuất cũng rất lớn và đang là thế mạnh của TP.HCM. TS Nguyễn Văn Sáng – Viện Nghiên cứu thủy sản II cũng cho rằng, việc sản xuất được nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng sẽ là chìa khóa giúp sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
“TP.HCM đã chủ trương phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và phấn đấu trở thành trung tâm cung ứng giống nông nghiệp chất lượng cho cả nước. thành phố cũng đã đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học với các trang thiết bị hiện đại, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật để phát triển hoạt động sản xuất giống nông nghiệp”- ông Trung cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, từ vị trí thứ 6 năm 2009 lên vị trí thứ 4 năm 2013. Dẫu vậy, đây không hẳn là tín hiệu vui.

Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.

Ngày 24-3, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM) tổ chức sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đại diện các bộ ngành và 19 tỉnh thành trong 3 khu vực tham dự hội nghị.

Dù có nhiều nước cùng xuất khẩu cá hồi như Chile, Canada… nhưng Na Uy chiếm 72% thị trường thế giới. Với chất lượng và nghệ thuật tiếp thị, các công ty của Na Uy đã thuyết phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vốn rất khó tính, thay đổi suy nghĩ, sử dụng cá hồi nuôi Na Uy như món ăn không thể thiếu, thay vì trước đó chỉ sử dụng cá khai thác từ biển để chế biến các món ăn truyền thống.

Khánh Hòa hiện có 62 cơ sở đang nuôi chim yến, tập trung phần lớn tại TP.Nha Trang, với tổng đàn khoảng 26.000 con. Ngoài ra, tỉnh còn có 30 cơ sở nuôi mới hình thành, chưa có chim yến làm tổ.