Hồng Được Mùa

Cây hồng bén rễ ở xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) từ hàng chục năm nay, nhờ hợp đất đai, khí hậu nên không cần tốn nhiều công chăm sóc vẫn đâm hoa kết trái mỗi khi đến mùa thu hoạch.
Năm nay cũng không là ngoại lệ, từ đầu làng đến cuối xóm nhuộm một màu vàng thích mắt của quả hồng sắp chín, kèm theo đó là mùi thơm rất đặc trưng. Do đầu ra không ổn định, các hộ dân đang phải tự tìm mối tiêu thụ.
Năm nay thương lái về mua hồng không nhiều. Do đó, dọc quốc lộ 46, từ cầu Mượu (huyện Hưng Nguyên) đến thị trấn Nam Đàn, du khách dễ dàng bắt gặp cảnh người dân trải bạt ni lông bên đường để bán hồng. So với năm 2013, giá hồng hiện tại giảm khá nhiều, hồng trái nhỏ với giá 12.000đ/kg, loại to 16-18.000đ/kg.
Trung bình hàng năm tổng sản lượng hồng trên địa bàn xã Nam Anh đạt mức 500 tấn, giá cả ổn định như mọi năm sẽ mang lại khoản thu cho xã không dưới 6 tỷ đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/hong-duoc-mua-post134988.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.