Làng Hoa Phó Thọ Vào Vụ Tết
Nếu thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mỗi năm trừ chi phí người trồng hoa tại đây cũng kiếm được 50 – 60 triệu đồng tiền Tết.
Trong những ngày này, nếu có dịp về khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ (còn được gọi là làng hoa Phó Thọ- Bà Bộ vốn là làng hoa truyền thống lâu đời tại đất Tây Đô), chúng ta sẽ thấy cảnh nhộn nhịp, tất bật của nông dân nơi đây khi bước vào vụ hoa tết.
Khắp nơi đâu đâu cũng thấy nhà nhà trồng hoa. Nhà đất ít thì tận dụng khoảnh đất nhỏ trước sân trồng vài trăm chậu; nhà có đất rộng (chừng vài công) trồng trên ngàn chậu. Nhìn những giàn tre cao khỏi mặt đất trên đó chất đầy những chậu hoa chưa trổ bông với màu xanh trải dài mát mắt.
Đến thăm anh Nguyễn Văn Có (Sáu Có), ngụ tại Khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ được biết, Tết năm nay anh chuẩn bị trồng những loại hoa như vạn thọ, cúc lùn, cát tường…, tổng cộng khoảng 4.000 giỏ các loại.
Theo anh, trồng hoa cũng như “cá cược”, năm ăn năm thua. Nếu thời tiết thuận lợi, mưa thuận gió hòa, mỗi năm trừ chi phí cũng kiếm được 50 – 60 triệu đồng; nếu thất mùa thì lấy công làm lời, đủ tiền ăn tết là may mắn lắm rồi.
Riêng năm nay, thời tiết thuận lợi vì mùa mưa chấm dứt sớm, nhưng lại thêm nỗi lo là sợ hoa trổ sớm. Về giá cả vật tư nguyên liệu có tăng nhẹ. Tại thời điểm này khó mà đoán biết thị trường hoa tết năm nay sẽ ra sao.
Ông Huỳnh Thanh Cần, Phó Chủ nhiệm làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ cho biết, năm nay vườn ươm nơi đây sản xuất và cung ứng khoảng 70.000 cây giống các loại cho thị trường. Hiện người trồng hoa chỉ biết cầu mong “mưa thuận gió hòa” đề làng hoa Phó Thọ trúng mùa được giá, hưởng cái tết 2015 trọn vẹn, ấm no, hạnh phúc.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/lang-hoa-pho-tho-vao-vu-tet-post134986.html
Có thể bạn quan tâm
Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.
Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...
Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.
Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.