Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ

Nhiều cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ
Publish date: Thursday. November 19th, 2015

Đây chính là cơ hội lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng này.

Theo Vụ thị trường châu Mỹ, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục vì đây là quốc gia có dân số đông (khoảng 310 triệu người).

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việt Nam có nhiều thuận lợi do xu hướng đa dạng nguồn cung ở nước này, cộng đồng khoảng 1,5 triệu người Việt là thị trường tiêu thụ quan trọng và cầu nối đưa hàng Việt Nam sang.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng mang tính bổ sung, ngoài một số ít mặt hàng mang tính cạnh tranh về nông nghiệp, hầu hết các mặt hàng công nghiệp Việt Nam đang có thế mạnh là những mặt hàng Hoa Kỳ đang có nhu cầu nhập khẩu.

Dẫn chứng cụ thể, Vụ thị trường châu Mỹ thông tin, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 36,3 tỷ USD trong năm 2014.

Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt tốc độ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là dệt may (chiếm trên 34% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam), giày dép (chiếm gần 12%), đồ gỗ (chiếm gần 8%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (chiếm trên 7%), thủy sản. Trong đó, giày dép và hàng dệt may là những mặt hàng chiếm thị phần khá cao tại Hoa Kỳ, lần lượt là 13% và gần 9%.

Đáng chú ý, dù xuất siêu nhưng tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ nên miếng bánh thị trường dành cho các DN Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ cho biết, khi TPP được ký kết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ với Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu lại chưa có các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hoa Kỳ.

Song khi xuất khẩu qua thị trường này DN Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự cạnh tranh quyết liệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, hệ thống luật lệ phức tạp, hàng rào thương mại và kỹ thuật nghiêm ngặt kể cả tiêu chuẩn lao động và môi trường…

Ngoài ra, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế dự báo sẽ tăng, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, đối với các DN, có thể TPP là cơ hội với DN này nhưng lại là thách thức với DN khác.

Điển hình như đối với DN dệt may, có một vài Hiệp hội tại các nước trong khối TPP đã có kế hoạch sang Việt Nam để mua hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ - đây là cơ hội cho các DN.

Tuy nhiên một số DN khác lại vào Việt Nam để đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ và đây sẽ là thách thức rất lớn.

Làm sao để trụ vững tại thị trường Hoa Kỳ, ông Herb Cochran - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP.

Hồ Chí Minh cho hay, các DN cần tính toán thời gian chính xác cho các bước vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ để giảm bớt chi phí sao cho tối ưu nhất.

Chính phủ Việt Nam cũng cần có những cải cách hơn nữa về thủ tục hành chính, dịch vụ và hạ tầng để rút ngắn thời gian cho DN.

Theo ông Herb Cochran, muốn xuất khẩu trực tiếp vào Mỹ, các DN phải đăng ký số A-D-U-N-S, mã số này giúp chứng minh sự hiện hữu của công ty và nguồn gốc hàng hóa, đồng thời, chúng còn giúp đối tác trên toàn cầu biết được bạn là một DN đáng tín cậy.

Còn theo Vụ thị trường châu Mỹ, các DN phải sản xuất ra các sản phẩm có giá thành cạnh tranh thì mới có thể đứng vững tại thị trường này vì nếu không có giá thành cạnh tranh, không giảm được giá bán thì việc giảm thuế cũng không còn ý nghĩa.

Bên cạnh việc cạnh tranh về giá cả, muốn chiếm lĩnh được thị trường khó tính này, các DN cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu về thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa ổn định vì nhu cầu nhập khẩu của thị trường rất lớn…


Related news

Bể Biogas Composite Bể Biogas Composite

Chỉ cần vài tiếng đồng hồ lắp đặt, bà con nông dân đã có thể đưa vào sử dụng ngay một bể biogas bằng chất liệu composite siêu bền. Trước đây, các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại chủ yếu xây dựng hầm biogas bằng chất liệu gạch và xi măng. Nhưng bể biogas xây bằng gạch có nhiều nhược điểm như dễ bị nứt, lún, bể xây càng to rủi ro càng lớn

Monday. November 21st, 2011
Nhiều Biện Pháp Thâm Canh Lúa Được Áp Dụng Nhiều Biện Pháp Thâm Canh Lúa Được Áp Dụng

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Việt Nhật và được hỗ trợ 100% giá phân bón. NPK Việt Nhật được dùng cho từng thời kỳ, gồm 2 loại là NPK 16:12:8 dùng cho bón lót, bón thúc và NPK 16:8:14 dùng cho bón đón đòng. Qua theo dõi cho thấy sử dụng phân bón NPK Việt Nhật lúa đẻ nhánh khoẻ, số nhánh hữu hiệu cao, lá màu xanh sáng, cây cứng, ít sâu bệnh. Sử dụng phân bón NPK Việt Nhật cho năng suất lúa khá cao, đạt khoảng 300kg/sào, cao gấp 1,4 lần so với sử dụng phân đơn; trong khi số lần sử dụng thuốc BVTV giảm hẳn.

Tuesday. July 17th, 2012
Trồng Ớt Chỉ Thiên Thu Nhập 60 Triệu Đồng / Công Trồng Ớt Chỉ Thiên Thu Nhập 60 Triệu Đồng / Công

Từ đầu năm đến nay, nông dân ở hai xã Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò thu được lãi khá cao từ trồng ớt chỉ thiên, trong đó tiêu biểu là bà Trịnh Kim Hoa ở ấp An Thái, xã Mỹ An Hưng A

Thursday. May 5th, 2011
Hội Thi Trái Ngon Và An Toàn Tỉnh Bến Tre: Giải I Trái Ngon - An Toàn: Sầu Riêng, Chôm Chôm, Nhãn Hội Thi Trái Ngon Và An Toàn Tỉnh Bến Tre: Giải I Trái Ngon - An Toàn: Sầu Riêng, Chôm Chôm, Nhãn

Ban tổ chức Hội thi trái ngon và an toàn tỉnh Bến Tre đã thống nhất chọn trao giải nhất cho ba loại trái cây gồm: sầu riêng, chôm chôm và nhãn.

Monday. June 25th, 2012
Kiến Nghị Giữ Cho Được 3,8 Triệu Ha Đất Lúa Kiến Nghị Giữ Cho Được 3,8 Triệu Ha Đất Lúa

Ngày 25.6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và 3. Cử tri Lê Thị Diễm Phương, nhận định, hiện diện tích đất lúa trên cả nước chỉ còn 4 triệu ha và ngày càng giảm

Tuesday. June 26th, 2012