Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Tiên Phong Mở Cơ Sở Hậu Cần Nghề Cá Ở Lý Sơn

Người Tiên Phong Mở Cơ Sở Hậu Cần Nghề Cá Ở Lý Sơn
Ngày đăng: 16/10/2014

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.

Cách đây hơn một năm, ông Lê To cùng với một số người dân thuê đất đầu tư xây dựng cơ sở sữa chữa tàu thuyền đầu tiên ở tại huyện Lý Sơn. Lúc bấy giờ nhiều người lo cho sự tồn tại của cơ sở này, vì trên đảo chưa có điện thì rất khó làm nghề.

Nhưng rồi, ông To cho rằng quyết định của mình là đúng đắn, vì theo ông nếu không đi, đợi đến khi có điện mới làm thì ngư dân Lý Sơn sẽ còn tốn của, mất công. Vì thế, cuối tháng 9 vừa qua, khi tuyến cáp điện ngầm ra đảo Lý Sơn đóng điện, ông To vui một thì các chủ tàu vui đến mười.

Cơ sở sửa chữa tàu thuyền do ông Lê To làm chủ nằm ngay tại Vũng neo trú tàu thuyền An Hải.  Ông Lê To phấn khởi, nói: Năm 2013, khi nghe điện lưới quốc gia sẽ được kéo ra đảo, tôi cùng với 3 người khác đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng cơ sở này, nhằm đáp ứng nhu cầu sữa chữa tàu thuyền của bà con ở đây.

Nhưng do không có điện nên không thể làm gì được. Sắp tới đây, chúng tôi đầu tư thêm khoảng một tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở này. Chắc chắn thời gian đến số lượng tàu thuyền của ngư dân Lý Sơn về đây sửa chữa sẽ rất đông.

Trong thời gian chờ nguồn điện quốc gia kéo từ đất liền ra đảo, cơ sở sửa chữa tàu thuyền này vẫn hoạt động bằng nguồn điện chạy máy diezen. Tuy nhiên, hoạt động không mang lại hiệu quả vì chi phí khá lớn, đồng thời cũng không thu hút được các thợ giỏi về làm.

Dù vậy, suốt một năm qua, cơ sở cũng đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 20 lao động. Anh Nguyễn Đức Minh, chủ tàu QNg 96017 TS, đang đưa tàu lên sửa chữa tại cơ sở này cho biết, từ trước đến giờ, tàu thuyền của bà con Lý Sơn có sự cố gì cũng phải vào đất liền để sửa chữa. Vào đó tốn chi phí đủ thứ, tiền dầu ra vào, tiền ăn ở trông coi tàu trong thời gian sửa chữa…

Còn bây giờ có cơ sở này sửa chữa tàu đỡ vất vả, chi phí cũng giảm một phần. “Chúng tôi hy vọng trong thời gian đến cơ sở này được đầu tư mạnh hơn nữa để có thể thu hút nhiều thợ sửa tàu giỏi ra làm việc, đồng thời cũng đưa các nguyên vật liệu cần thiết để có thể sữa chữa các tàu lớn hơn”, anh Minh mong muốn.

Huyện đảo Lý Sơn có số lượng tàu thuyền rất lớn với gần 500 chiếc, trong đó có gần 160 tàu có công suất từ 90CV trở lên. Sản lượng khai thác thủy sản của huyện chiếm gần 1/3 tổng sản lượng khai thác của tỉnh. Riêng năm 2013 đạt 37.300 tấn, trị giá trên 261 tỷ đồng. Với việc đi trước đón đầu của ông Lê To và các cộng sự đã bước đầu đáp ứng nhu cầu về hậu cần nghề cá ở huyện đảo.

Bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: Trước đây, chưa có các cơ sở sửa chữa cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá, ngư dân Lý Sơn khi đánh bắt ở các vùng biển về phải vào trong đất liền bán, vừa tốn kém về chi phí, vừa bị ép giá. Bên cạnh đó, việc sửa chữa tàu thuyền cùng gặp khó khăn.

Việc ra đời cơ sở sửa chữa tàu thuyền ở An Hải bước đầu đã giúp ngư dân Lý Sơn có điều kiện sửa chữa tàu thuyền ít tốn kém hơn. Địa phương kêu gọi và sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với huyện đảo, nhất là đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn Nhiều Nông Dân Giàu Từ Trồng Sơn

Là loại cây công nghiệp rất kén đất, nhưng đã hợp đất rồi thì phát triển rất nhanh, cho sản phẩm nhiều, giá trị kinh tế cao... cây sơn ta đã được khẳng định ở xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa) khi ngày càng nhiều nông dân giàu lên nhờ trồng cây này....

27/07/2013
Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

27/07/2013
Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ? Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ?

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

27/07/2013
Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

27/07/2013
Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

27/07/2013