Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Thanh Lương vào mùa

Nhãn Thanh Lương vào mùa
Ngày đăng: 25/10/2015

Anh Vũ Huy Học ở tổ 5, ấp Thanh An kiểm tra chất lượng nhãn để đóng thùng bán cho thương lái

Sôi động một vùng quê

Trên khắp các tuyến đường, nơi nào cũng rộn vang tiếng cười nói nhộn nhịp của kẻ mua, người bán.

Thời điểm này, các ngả đường của ấp đều trở thành những nơi buôn bán nhãn.

Đi cùng chúng tôi, anh Trần Tuấn Dũng, Trưởng ấp Thanh An cho biết: Trung tuần tháng 9 là thời điểm chính vụ thu hoạch nhãn nhưng lại ra đến đầu tháng 10.

Nhanh tay hái những chùm nhãn trong vườn giao cho thương lái, anh Đồng Xuân Cảnh ở ấp Thanh An khoe: “Đầu tháng 8 (âm lịch) bắt đầu thu hoạch nhãn, thương lái ở khắp nơi như: Đồng Xoài, Bình Long, Lộc Ninh, Chơn Thành...đều điện báo trước hoặc đến tận vườn đặt hàng.

Năm nay, 2 ha nhãn của gia đình xử lý ra trái nghịch vụ nên có trái sớm và thu được 32 tấn, bán giá 15 ngàn đồng/kg (cao hơn nhiều so với năm trước).

Ước tính vụ này gia đình thu gần 500 triệu đồng.

Anh Vũ Huy Học ở tổ 5, ấp Thanh An cho biết: Tôi trồng 3 ha nhãn da bò, năm nay thu hơn 45 tấn.

Với mức giá dao động 10 - 12 ngàn đồng/kg, vườn nhãn đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình.

Anh Trần Tuấn Dũng cho biết thêm: Người mang cây nhãn da bò đến xã Thanh Lương là vợ chồng ông Hồ Văn Bé Ba và bà Phan Thị Hằng ở Tiền Giang.

Khi lên đây lập nghiệp, vợ chồng ông nhận thấy đất đai thuận lợi cho phát triển cây ăn trái nên mua giống dưới miền Tây về trồng.

Sau 3 năm, cây nhãn cho thu hoạch với chất lượng không thua gì trái nhãn trồng ở miền Tây.

Từ đó, cây nhãn được người dân Thanh Lương mở rộng diện tích như hiện nay.

Ông Võ Văn Quốc, Chủ tịch UBND xã Thanh Lương cho biết: “Hiện toàn xã có 512 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở hai ấp Thanh An và Thanh Bình.

Do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên nhãn có mẫu mã và chất lượng cao hơn hẳn nơi khác.

Hiện xã đang cùng các ngành chức năng xây dựng thương hiệu cho nhãn da bò trên địa bàn”.

Rất cần thương hiệu cho nhãn Thanh Lương

“Tiếng thơm” của nhãn da bò Thanh Lương vang xa đã thu hút thương lái từ nhiều nơi về đây thu mua.

Anh Đặng Dân Mẫn - một thương lái có tiếng ở Chơn Thành cho biết: Mặc dù mùa thu hoạch nhãn đang diễn ra ở nhiều nơi nhưng tôi vẫn về Thanh Lương thu mua.

Vì nhãn ở đây chất lượng cao hơn hẳn so với nơi khác, quả to, đẹp, cùi dày, hạt nhỏ, ngọt...

nên được thị trường ưa chuộng.

Thời điểm này, chúng tôi mua khoảng 10 tấn nhãn/ngày, sau đó đóng thùng, đưa đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh tiêu thụ.

Anh Võ Đại Hữu, thương lái ở huyện Lộc Ninh nói: Tôi làm nghề thu mua nhãn được 4 năm.

Năm nào tôi cũng đến đây thu mua.

Nhãn ở Thanh Lương đã tạo được thương hiệu đối với người tiêu dùng.

Dù giá cao hay thấp, sản lượng ít hay nhiều, nhãn Thanh Lương chín đến đâu, đều có thương lái thu mua đến đó.

“Thanh Lương là vùng chuyên canh cây ăn trái của tỉnh.

Để phát triển bền vững cây ăn trái ở Thanh Lương, chính quyền xã và ngành chức năng sớm quan tâm xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đồng thời tạo điều kiện giúp người dân xây dựng hệ thống kho lạnh để bảo quản trái cây, tránh bị tư thương ép giá trong thời điểm nhãn chín rộ” - anh Trần Thanh Ngoan, người trồng nhãn ở tổ 7, ấp Thanh An bộc bạch.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa Hàng Nghìn Tấn Ngao Thương Phẩm Ứ Đọng Ở Thanh Hóa

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

24/05/2013
Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long Chi Cục Thủy Sản Hỗ Trợ Mỹ Lộc Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Đồng Ở Vĩnh Long

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

24/05/2013
Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

24/05/2013
Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

24/05/2013
Nuôi Cua Biển Nuôi Cua Biển

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

25/05/2013