Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế
Gia đình anh Đinh Văn Tiến - khu 4 xã Tất Thắng là một trong 15 hộ được dự án FLC của Trường Đại học Nông nghiệp 1 đầu tư thử nghiệm mô hình nuôi giun quế. Với 1 triệu đồng được hỗ trợ xây dựng bể, con giống, bạt che và sự đầu tư của gia đình đến nay mô hình nuôi giun quế của gia đình đã cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Tiến cho biết nuôi giun quế không chỉ đem lại nguồn thức ăn cho gà, vịt, lợn mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, đặc biệt là tạo ra nguồn thực phẩm sạch.
Mặc dù không nằm trong dự án của mô hình nuôi giun quế của xã song nhận thấy việc nuôi giun đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình ông Nguyễn Văn Quyền - khu 1 xã Tất Thắng đã quyết định học hỏi kinh nghiệm, đầu tư vốn xây dựng bể nuôi giun quế. Đến nay, gia đình ông Quyền có trên 100m2 nuôi giun quế, đây cũng là nguồn thức ăn chính của: Gà, vịt, lươn và cá lóc của gia đình ông. Theo ông Quyền, giun quế có nhiều chất đạm, nên khi cho các loại gia cầm ăn lớn nhanh vừa giảm được chi phí mua cám công nghiệp, vừa tạo ra được sản phẩm sạch.
Chi phí đầu tư nuôi giun không lớn, chỉ cần xây dựng khu nhà có mái che, đồng thời tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có như: rác, phân trâu, bò, gà, để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun, giun quế không tốn công chăm sóc, không mắc bệnh, được tận thu quanh năm, giun quế giàu chất đạm nên là nguồn thức ăn rất tốt cho các loại gia cầm. Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Tất Thắng cho biết: Trong thời gian tới, xã Tất Thắng sẽ tiếp tục mở rộng mô hình nuôi giun quế với phương châm: Lấy hiệu quả là lời giới thiệu cho tất cả mọi người, thông qua các mô hình để giới thiệu, nhân rộng ra các hộ xung quanh.
Xã Tất Thắng hiện có trên 20 hộ nuôi giun quế, mô hình này đang được nhân rộng để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ phát triển nghề chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, qua đó nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Tại lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 3, bên cạnh giao dịch của các doanh nghiệp lớn nhỏ, còn có những cuộc hẹn của nông dân thời hiện đại muốn “bơi” thẳng vào thị trường toàn cầu để chào bán loại hàng cao cấp, chính hiệu tự mình sản xuất ra.
Tôi sinh ra và lớn lên trên vùng đất Sơn La, nên nỗi khổ của người dân nghèo cũng từng là nỗi khổ của tôi và gia đình tuổi ấu thơ.
Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.
Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.
Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao