Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn

Tập trung phòng trừ dịch rệp sáp bột hồng cho cây sắn
Ngày đăng: 17/06/2015

Với khả năng làm giảm năng suất của sắn rất lớn từ 70- 80% nếu bị nhiễm nặng, dịch rệp sáp bột hồng được xem là đối tượng gây hại nguy hiểm cần được tổ chức phòng trừ triệt để.

Vụ sản xuất sắn năm 2015, rệp tiếp tục xuất hiện ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hóa với diện tích 41,3 ha (tính đến ngày 4/6/2015) với mật độ trung bình và phát triển khá nhanh. Cây sắn đang trong thời kỳ tăng trưởng nếu không tổ chức phòng trừ kịp thời thì dễ dẫn đến mất mùa.

Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn trở nên lùn, thân cây cong queo gây rối loạn, rệp bám mặt sau lá, nhiều nhất trên các nách lá vùng ngọn bị xoắn. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng và gió Tây Nam thổi mạnh như hiện nay, rệp sáp bột hồng phát tán lây lan nhanh thì việc kiểm soát dịch càng khó hơn.

Rệp sáp bột hồng có vòng đời từ 32-92 ngày. Trong các tháng mùa khô và có lượng mưa thấp , chúng phát sinh mạnh. Rệp sống cộng sinh với một số loài kiến và sinh sản đơn tính nên sinh sản rất nhanh.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Rệp sáp bột hồng có khả năng lây lan nhanh qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên phương tiện vận chuyển… Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây sắn và khó phòng trừ, có nguy cơ cao làm giảm mạnh năng suất, chất lượng sắn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, rệp này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở những địa phương khác.

Nhằm phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn, nông dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp về kiểm dịch thực vật; canh tác đúng quy trình và vệ sinh đồng ruộng; khi đã nhiễm thì dùng biện pháp hóa học để trừ diệt. Tuy nhiên, biện pháp hóa học hiệu quả không cao nên có thể tiêu hủy khi phát hiện rệp sáp bột hồng và dùng biện pháp sinh học. Cần giám sát chặt chẽ công tác nhập khẩu giống sắn từ các nước vào Việt Nam. Tuyệt đối không vận chuyển hom giống sắn đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng từ vùng này sang vùng khác để trồng.

Nếu phát hiện hom giống bị nhiễm rệp sáp bột hồng lập tức xử lý lô hàng, hom giống theo quy định pháp lệnh Bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật. Khi canh tác cần chuẩn bị đất tốt và khô trước khi trồng 2 tuần; chuẩn bị hom giống sạch không bị nhiễm rệp. Đồng thời dọn sạch cỏ dại, gốc sắn sau thu hoạch tránh rệp sáp bột hồng còn tồn tại trên ruộng sắn. Ngâm hom giống trước khi trồng với các loại thuốc sau: Thiamethoxam 25%WG 4 g/20 lít nước, Dinothyfuran 10%WP 20 cc/20 lít nước, Prothyophos 50% EC: 50 cc/20 lít nước; Piriphosmethyl 50% EC: 50 cc/20 lít nước, ngâm trong thời gian 5-10 phút.

Trồng sắn với mật độ hợp lý, bón phân đầy đủ, cân đối để cây sắn sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu rệp. Chăm sóc tốt để cây sắn sinh trưởng phát triển nhanh, tăng sức chống chịu dịch hại. Sử dụng hóa chất như trên để phun trên diện tích sắn bị nhiễm và diện tích liền kề bao quanh trong phạm vi tối thiểu 30 m bằng các thuốc trừ sâu gốc Thiamethoxam, sử dụng theo nồng độ khuyến cáo với lượng nước 600 lít/ha. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì biện pháp dùng thuốc để phun hiệu quả diệt trừ thấp và không bền vững.

Biện pháp tiêu hủy khi phát hiện rệp sáp bột hồng có thể thực hiện theo từng bước.

Bước 1: Điều tra, khoanh vùng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng.

Bước 2: Thu gom cây bị rệp sáp bột hồng. Đối với diện tích sắn cho thu hoạch: Tiến hành thu hoạch ngay, đồng thời thu gom toàn bộ tàn dư cây sắn, cây trồng khác, cỏ dại chất thành đống để tiêu hủy tại chỗ ngay sau khi thu hoạch. Đối với diện tích sắn chưa đến giai đoạn cho thu hoạch hoặc mới trồng: Thu gom toàn bộ tàn dư cây sắn, cây trồng khác, chất thành đống tiêu hủy tại chỗ. Điểm tiêu hủy cách vùng sắn không bị nhiễm ít nhất 30 m.

Bước 3: Phun thuốc trừ rệp cho toàn bộ diện tích sắn đã tiêu hủy để diệt rệp sáp bột hồng trên mặt đất và diện tích sắn quanh vùng bị nhiễm bán kính ít nhất 30 m tùy theo mức độ nhiễm rệp nặng hay nhẹ. Các hoạt chất để phun: Thiamethoxam, Imidacloprid, Nitenpyram, Dinotefuran.

Bước 4: Tiếp tục theo dõi giám sát sự xuất hiện của rệp (tái nhiễm).

Biện pháp sinh học, sử dụng các loài thiên địch tự nhiên như: ong ký sinh; bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt trong tự nhiên như bọ rùa, bọ cánh gân, bọ xít đỏ... để kiểm soát rệp sáp bột hồng; sử dụng chế phẩm sinh học như Beauveria bassiana để diệt trừ rệp sáp bột hồng. Luân canh cây sắn với các cây trồng khác như các cây họ đậu để giảm nguy cơ xuất hiện rệp sáp bột hồng. Đánh giá, chọn những giống sắn kháng hoặc chống chịu rệp sáp bột hồng, đảm bảo năng suất và chất lượng để đưa vào trồng thay thế các giống sắn bị nhiễm bệnh.

Cần sử dụng tổng hợp các biện pháp để bảo vệ diện tích sắn hiện có, không để rệp sáp bột hồng lây lan diện rộng, đảm bảo thu nhập cho người trồng sắn . 


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Ong Mật Nghề Nuôi Ong Mật

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.

24/01/2014
Mô Hình Gà Đông Tảo Thả Vườn Nông Nghiệp Đô Thị Hiệu Quả Mô Hình Gà Đông Tảo Thả Vườn Nông Nghiệp Đô Thị Hiệu Quả

Một chú gà trống trưởng thành có trọng lượng từ 4,5 - 6kg với đôi chân khỏe, dáng hình cao to thể hiện uy lực dũng mãnh, nên rất được dân gian lựa chọn làm lễ vật cúng tế. Thông tin trên các trang mạng cho hay, mỗi chú gà trống trưởng thành có dáng đẹp giá lên tới chục triệu đồng.

24/01/2014
53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã 53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.

24/01/2014
Đụng Lợn Đụng Lợn "Sạch” Ăn Tết

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

24/01/2014
Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

24/01/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.