Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Bò Nhốt Thâm Canh

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.
Mô hình nuôi bò nhốt thâm canh được huyện Krông Bông triển khai từ đầu năm 2011. Tuy nhiên, do hình thức đầu tư dàn trải, chưa chuyên sâu, nhiều nông dân chưa mạnh dạn áp dụng mô hình, nên kết quả mang lại từ việc chăn nuôi bò chưa cao. Bước sang năm 2012 - 2013, UBNB huyện Krông Bông đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) huyện tập trung xây dựng các mô hình nuôi bò nhốt thâm canh điểm, thông qua Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh và các nguồn vốn phát triển khác của huyện. Bước đầu, phòng NN và PNNT huyện chọn 5 hộ dân ở thôn 8 và thôn 9, xã Hòa Sơn nuôi bò vỗ béo thí điểm với 15 con bò bằng nguồn vốn từ Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh. Huyện cũng vận động người dân trồng cỏ phát triển đàn bò và xây dựng thêm 21 mô hình nuôi bò nhốt thâm canh với 56 con bò tại 4 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Kết quả cho thấy, các mô hình nuôi bò nhốt thâm canh, đặc biệt là các mô hình nuôi bò vỗ béo bước đầu mang lại chất lượng, năng suất, giá trị kinh tế khá cao. Đối với mô hình nuôi bò nhốt thâm canh, tỷ lệ tăng trọng bình quân đạt hơn 600 gam/con/ngày; mang lại nguồn lãi cho người dân từ việc chăn nuôi bò nhốt thâm canh 1 – 1,2 triệu đồng/con/tháng, chưa tính đến giá trị từ lượng phân bán ra của người dân trong suốt quá trình chăn nuôi. Còn đối với dự án nuôi bò vỗ béo thì kết quả cao hơn, bình quân thu lãi từ việc nuôi bò vỗ béo mỗi con trong một tháng sẽ thu được từ 1,2 – 1,4 triệu đồng/con. Điển hình như mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình ông Phạm Văn Tàu ở thôn 9, mô hình nuôi bò của hộ anh Huỳnh Xuân Vinh ở thôn 8, xã Hòa Sơn và một số mô hình khác.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao việc phát triển đàn bò trên địa bàn huyện theo hướng nuôi bò nhốt thâm canh, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Nhiều bà con nông dân bày tỏ mong muốn các ngành chức năng của huyện, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cần tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay phát triển mô hình chăn nuôi này.
Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.