Lợi Ích Kép Từ Trồng Rau Hữu Cơ

Triển khai từ năm 2009, Dự án trồng rau hữu cơ do T.Ư Hội NDVN phối hợp với Hội ND xã Định Trung (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) thực hiện không chỉ giúp ND nâng cao thu nhập mà còn đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Ông Lê Quang Toản - Chủ tịch Hội ND xã Định Trung cho biết: Diện tích đất canh tác của xã là 374,6ha, trong đó diện tích trồng rau chiếm 54,1ha.
Hình thành nhóm hộ
Trước đây, dân Định Trung quen dùng thuốc hóa học, phân tươi bón rau trực tiếp. Tham gia dự án trồng rau hữu cơ, phương thức canh tác mới hoàn toàn- chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vi sinh.
Theo ông Lê Quang Toản, Hội ND xã đã vận động 33 hộ tham gia dự án trồng rau hữu cơ với diện tích 2ha. Các hộ được hỗ trợ 100.000-150.000 đồng/sào tiền mua giống, 50% thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón vi sinh và được tập huấn kỹ thuật trồng.
Hội còn thành lập nhóm sản xuất rau hữu cơ hoạt động dưới sự quản lý của cán bộ hội, nhóm trưởng là người trực tiếp quản lý việc sản xuất. Mỗi tháng, nhóm sinh hoạt một lần, hướng dẫn bà con trồng rau theo đúng quy trình kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ, trao đổi kinh nghiệm trồng rau...
Theo ông Toản: “Vấn đề quan tâm nhất của ND khi tham gia dự án là đầu ra của sản phẩm. Để tháo gỡ băn khoăn này, Hội đã phối hợp với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại GV Việt Nam tiêu thụ rau cho ND. Phía công ty cũng hỗ trợ ND tiền đóng gói sản phẩm, tem và nhãn mác”.
Lợi nhuận gấp đôi
Bà Nguyễn Thị Thịnh (xóm Dẫu) - Nhóm trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ cho biết: “Gia đình tôi có 1 sào trồng rau màu các loại theo phương thức truyền thống. Tham gia dự án, toàn bộ diện tích trồng rau trước đây tôi chuyển sang trồng rau hữu cơ.
Phương pháp trồng rau mới không những giúp ruộng rau giảm được sâu bệnh mà tôi không còn lo lắng về sức khỏe nữa. Giờ đây, tôi đã biết dùng các loại cây trồng có sẵn để làm phân vi sinh, như dùng đậu tương ngâm với nước thay cho phân đạm, dùng thân cây chuối băm nhỏ hòa nước đường thay cho kali... So với dùng phân hoá học, tôi tiết kiệm được 70% chi phí”.
Hội ND xã Định Trung đang phối hợp với Phòng Kinh tế TP.Vĩnh Yên triển khai thêm 2ha trồng rau hữu cơ với sự tham gia của 33 hộ.
Bà Nguyễn Thị Năm cùng tham gia dự án thổ lộ: “Trồng rau hữu cơ tuy mất nhiều công chăm sóc như phải ghi lại nhật ký hoạt động, bón phân theo đúng quy định, phải sơ chế đóng gói sản phẩm, nhưng chất lượng rau cũng như sức khoẻ người trồng được đảm bảo nên chúng tôi rất thích”.
Không chỉ vậy, thu nhập của gia đình bà Năm cũng tăng 2-3 lần so với trước đây. Bà Năm tính toán: Giá bán hiện nay của su hào, súp lơ 15.000 đồng/kg; rau cải, mồng tơi 10.000 đồng/kg; rau gia vị 20.000 đồng/kg, với 2 sào tham gia dự án, gia đình bà đã có khoản thu gần 3 triệu đồng/tháng.
Ông Toản khẳng định: “Trước sự cạnh tranh của nhiều loại rau trên thị trường, việc liên kết với Công ty GV bao tiêu sản phẩm đã giúp các hộ trồng rau yên tâm về đầu ra và giá cả. Đó cũng là cách xây dựng thương hiệu để rau hữu cơ của Định Trung khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường”.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.

Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.

Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.

Ngoài ra, xã còn có diện tích lớn cây thảo quả, mỗi năm mang về cho người dân thu nhập hàng chục triệu đồng. Thế nhưng, tại vùng đất nhiều tiềm năng ấy, cuộc sống người dân lại rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50% tổng số hộ dân toàn xã.

Nâng tỷ lệ HTX khá, giỏi trong toàn tỉnh lên 70%; hạ tỷ lệ yếu kém xuống dưới 10% là mục tiêu cụ thể mà các địa phương, ngành chức năng muốn hướng đến từ nay đến năm 2016. Tuy nhiên, để HTX tồn tại và phát triển với chất lượng bền vững thì rất cần một “luồng gió mới” tiếp sức cho HTX.