Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùnsáng Tạo Của Nông Dân

Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùnsáng Tạo Của Nông Dân
Ngày đăng: 29/11/2013

Nuôi lươn không cần bùn, đất; dễ quản lý số lượng, thức ăn dư thừa và dịch bệnh; lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Đó là những ưu điểm của mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn được nông dân xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú - An Giang) áp dụng mang lại hiệu quả tốt.

Nông dân Đoàn Thanh Nhàn (ngụ ấp Thạnh Phú, xã Thạnh Mỹ Tây) cho biết, lúc trước nuôi rắn hổ hèo, nhưng hiệu quả không được như mong muốn nên anh mới tìm kiếm học hỏi các mô hình chăn nuôi hiệu quả thông qua Hội Nông nông dân, từ internet...

Thấy mô hình nuôi lươn không bùn có nhiều ưu điểm vượt trội so với nuôi lươn truyền thống, anh đã ra tận cơ sở nuôi ở TP. Hồ Chí Minh để tìm hiểu cách làm và học hỏi kinh nghiệm nuôi. Tận dụng bồn sấy lúa lúc trước của gia đình, anh đã tiến hành cải tạo, lót bạt và thả nuôi thí điểm 2.800 con lươn giống vào 2 bồn; mỗi bồn nuôi có diện tích 6m2, cao khoảng 1m, mực nước trong bồn nuôi 20cm - 30cm.

“Tôi chọn lươn giống là loại lươn tự nhiên, do người dân đặt ủ trong mùa nước, trọng lượng khoảng 60 - 70 con/kg. Lươn giống tự nhiên rất khỏe, ít dịch bệnh mà giá cũng mềm. Trước khi thả lươn vào bồn phải cho lươn qua nước muối loãng để sát trùng và loại ký sinh trùng” - anh Nhàn chia sẻ kinh nghiệm.

Trong bồn nuôi thả dây ny-lon làm nơi trú ẩn, đặt vĩ tre chồng lên nhau để làm chỗ cho lươn nằm và thả thức ăn cho lươn ăn. Thức ăn cho lươn là thức ăn công nghiệp trộn thêm các loại cá tạp, ốc bươu vàng. Vì lươn rất mẫn cảm với môi trường sống, nên phải thay nước trong bồn lươn mỗi ngày sau khi lươn ăn 2 - 3 giờ để giữ cho bồn lươn sạch. Bên cạnh đó, anh Nhàn còn xử lý mầm bệnh và cung cấp thêm vitamin, men tiêu hóa theo định kỳ 7 ngày/lần. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, lươn tăng trưởng rất nhanh, đạt trọng lượng trung bình trên 50 gram/con.

“Nuôi lươn theo mô hình này rất đơn giản, ít tốn công chăm sóc và tỷ lệ hao hụt rất ít. Tiếp tục chăm sóc thêm khoảng 2 tháng nữa tôi có thể tuyển được một số lươn lớn để thu hoạch, đến tháng thứ 5 là có thể xuất bồn lươn. Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục cải tạo các bồn sấy lúa còn lại, mua con giống tiến hành nuôi cả lươn giống và lươn thương phẩm bằng mô hình nuôi lươn không bùn này” - anh Nhàn chia sẻ.

Cũng như anh Nhàn, nông dân Trần Văn Xê (ngụ ấp Ba Xưa, xã Thạnh Mỹ Tây) cũng đang áp dụng thả nuôi 110kg lươn giống, loại 30 con/kg theo mô hình nuôi lươn không bùn trên 2 bồn với diện tích 26m2 cách đây gần 2 tháng. Ông Xê cho biết, trước đây, ông nuôi lươn đất truyền thống rồi chuyển sang nuôi heo. Bán xong đàn heo, ông cải tạo chuồng, nuôi lại lươn. Tình cờ biết được anh Nhàn đang nuôi thí điểm mô hình nuôi lươn không bùn, nên ông Xê đã học hỏi kinh nghiệm, cách làm và tiến hành nuôi.

Qua thời gian đầu nuôi theo mô hình mới này, ông Xê nhận thấy nuôi lươn không bùn giảm khoảng 30% chi phí đầu tư chuồng sau mỗi đợt nuôi, chủ yếu là khỏi tốn tiền thay đất so với nuôi truyền thống. Vệ sinh bồn nuôi rất dễ, không có mùi hôi, nước thải không gây ô nhiễm môi trường.

Quản lý, theo dõi được quá trình sinh trưởng phát triển, phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng của lươn. Nuôi trong thời gian 5 - 6 tháng là có thể bán, nhanh hơn 2 tháng so với cách nuôi truyền thống, giúp người nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn, thuốc thú y.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Phú Huỳnh Minh Ngọc cho biết, nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất và kinh doanh giỏi, huyện chọn xã Thạnh Mỹ Tây làm điểm xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn thí điểm. Toàn xã có 50 hộ nuôi với tổng diện tích 7.500m2 theo mô hình nuôi lươn bùn truyền thống.

Hiện tại, có 5 hộ ứng dụng mô hình nuôi lươn không bùn và thu hoạch bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ lươn thịt luôn rộng mở, giá cả ổn định nên kích thích tâm lý nông dân tham gia mô hình này.


Có thể bạn quan tâm

Gỡ Khó Cho Xuất Khẩu Cá Tra Gỡ Khó Cho Xuất Khẩu Cá Tra

Điều quan trọng hiện nay là các hộ nuôi và doanh nghiệp cố gắng tập trung vào chất lượng để nâng cao uy tín cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực này.

29/03/2013
Điều Ít Trái, Nông Dân Thấp Thỏm Ở Bình Thuận Điều Ít Trái, Nông Dân Thấp Thỏm Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, nhiều bà con nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đang bước vào mùa thu hoạch. Qua ghi nhận tại các vườn, mùa điều năm nay lượng trái ít hơn năm ngoái nhiều.

30/03/2013
Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam Ngân Hàng Thế Giới Hỗ Trợ Quản Lý Bền Vững Nghề Cá Ven Bờ Của Việt Nam

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.

01/04/2013
Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Bồ Câu Pháp Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

02/04/2013
Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre Hợp Tác Xã Đồng Tâm Thiệt Hại Nặng Vì Nghêu Chết Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

04/04/2013