Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn
Ông Trần Thiên Thanh- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tư Nghĩa cho biết, qua khảo sát của ngành nông nghiệp huyện, nếu vụ đông xuân 2014-2015, năng suất đạt 66,6 tạ/ha thì ở những cánh đồng lớn đạt trên 68-72 tạ/ha. Có nơi lên đến 75 tạ/ha, với các giống ưu việt như KD ĐB, ĐV 108, Thiên ưu 8, TH6... thuộc các xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thương, Nghĩa Thuận, Nghĩa Lâm, Nghĩa Trung.
Sở dĩ năng suất lúa ở các cánh đồng lớn này đạt cao là do ruộng bằng phẳng, nông dân cùng làm một loại giống, xuống giống một thời điểm và đồng loạt chăm bón, phòng trừ sâu bệnh... Ngoài những yếu tố trên thì cánh đồng lớn còn lợi về công làm đất, sâu bệnh phát hiện kịp thời, lúa cùng giống khi trổ phấn bông có thể giao nhau nên lúa chắc hạt nhiều. Khi gặt cũng nhanh gọn hơn”.
Bộ NN&PTNT chủ trương xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” vào cuối tháng 3.2011. Trên cơ sở đạt được của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, năm 2012, Bộ NN&PTNT đã nhân rộng ra cả nước. Huyện Tư Nghĩa đã có ý định hướng đến thực hiện mô hình này.
Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn của mô hình, cánh đồng mẫu lớn phải liên kết 4 nhà, gồm nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong đó có sự “phân vai” là, doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa... đến thẳng người nông dân, không qua trung gian.
Nông dân phải hợp tác với doanh nghiệp bán lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân. Nhà nước hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhận, định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ 30 đến 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy. Nông dân phải làm theo kỹ thuật hướng dẫn của nhà khoa học...
Ông Trần Thiên Thanh cho rằng, liên kết được 4 nhà để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng nghĩa của cánh đồng mẫu lớn đem lại lợi ích cho nông dân thật khó. Vì ở tầm của huyện không thể liên kết được. Từ năm 2012, huyện đã khuyến khích nông dân chỉ thực hiện được cùng loại giống trên những cánh đồng rộng.
Đến vụ sản xuất đông xuân năm 2014, nhờ có nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, huyện mới hỗ trợ cho nông dân ở các xã Nghĩa Trung, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa và Nghĩa Thương... về giống lúa và kỹ thuật thâm canh. Thấy được lợi ích của mô hình nên bà con đã mạnh dạn cùng nhau làm theo khuyến cáo gieo cùng một loại giống trên đồng, hạn chế rủi ro, đem lại các lợi ích, chứ chưa thực hiện đúng ý nghĩa của mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Đến vụ đông xuân năm 2014-2015 này, toàn huyện Tư Nghĩa đã có khoảng 700ha thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”. Có những cánh đồng chỉ 5-10ha. Có cánh đồng 20-25ha. Số diện tích còn lại trên 3.400ha, phần lớn nông dân làm theo kinh nghiệm như tự ý bón phân, gieo sạ giống khác...
Trong thời gian đến, huyện Tư Nghĩa tiếp tục quy hoạch giúp nông dân thực hiện cánh đồng “mẫu lớn” theo khả năng của huyện để đem lại lợi ích cho nông dân trước mắt là có lương thực ổn định, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho bà con... Tư Nghĩa phấn đấu đến vụ đông xuân 2015-2016 toàn huyện có 50% trên tổng diện tích 4.100ha thực hiện “cánh đồng mẫu lớn”.
Related news
Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.
Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).
Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.
Nghề làm muối nơi đây đã có từ lâu đời, tập trung chủ yếu tại hai xã Lý Nhơn và Thạnh An. Hiện tại, toàn huyện có 730 hộ sản xuất muối, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.800 lao động. Trong năm 2014, toàn huyện đưa vào sản xuất gần 1.700 ha ruộng muối, trong đó có hơn 900 ha ứng dụng phương pháp trải bạt, tăng 519 ha so với năm 2013.