Nhân rộng đại trà dự án áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI
Dự án được triển khai trong vụ Hè Thu năm 2015; có 133 hộ nông dân, với diện tích 60ha, ở xã An Bình Tây và Phú Lễ tham gia.
Nông dân được tập huấn kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM, kỹ thuật ủ giống, làm đất xử lý các yếu tố phèn, mặn; tìm hiểu về khí nhà kính và biện pháp gắn với kỹ thuật sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ nông dân 100% kinh phí giống và 30% chi phí vật tư.
Kết quả dự án đạt khá cao. Năng suất lúa bình quân trong dự án đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng 300kg/ha. Ngoài ra, nhờ áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ước lợi nhuận của mô hình trong dự án đạt 11 triệu đồng/ha, cao hơn lợi nhuận diện tích đối chứng 2,2 triệu đồng.
Đặc biệt, dự án đã làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc sử dụng giống chất lượng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả...
Từ những kết quả đạt được, mô hình trồng lúa theo dự án trên có tính khả thi cao, có thể nhân rộng đại trà trong huyện.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, trong khi sức mua các sản phẩm chăn nuôi đều giảm mạnh, không đảm bảo lợi nhuận của người chăn nuôi thì giá thức ăn lại liên tục tăng cao, nhất là thức ăn thủy sản...
Những hôm trái gió trở trời, mảnh đạn trong cơ thể lại cù cựa đòi ra, đau nhức kinh khủng, nhưng ông vẫn gượng dậy làm việc. Ông bảo: Nếu mình nằm xuống, rên rỉ vì đau, đồng nghĩa mình thua cuộc: Ông là Phạm Đắc Suất, thuơng binh hạng 3/4, nạn nhân chất độc da cam, hiện là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh xóm Gò Chè, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên).
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (XD NTM) huyện Trảng Bàng, qua hơn 2 năm (từ năm 2011 đến giữa năm 2013) thực hiện Chương trình XD NTM, huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh đã xuống giống dứt điểm các loại cây trồng ngắn ngày vụ Hè thu. Diện tích các cây trồng như đậu phộng, bắp, mì, mía đều tăng hơn so cùng kỳ. Một số diện tích xuống giống sớm nay đã thu hoạch.
Giữa năm 2010, ông Lê Văn Thắng ở thôn An Sơn, xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bắt đầu ra Rú Đưng, một khu rừng tự nhiên rộng 16 ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thạch để phát triển kinh tế. Đem tiền tỷ đầu tư vào một khu rừng nguyên sinh là chuyện lạ đối với nhiều người quen biết ông Thắng lúc bấy giờ.